Chuyển đến nội dung chính

Nghiệp vụ kế toán


Làm sao biết ghi nợ tài khoản nào và ghi có tài khoản nào của 1 nghiệp vụ kinh tế xảy ra?

Trả lời:
Để biết được Tài khoản nào Ghi nợ và tài khoản nào Ghi có thì các bạn cần phải làm các bước sau:
§             Bước 1: Học thuộc danh mục hệ thống tài khoản theo Thông tư 200. Cụ thể danh mục hệ thống tài khoản theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 như sau:

DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính)
Tài khoản
Cấp TK
Tên tài khoản
1
1111
2
Tiền Việt Nam
1112
2
Ngoại tệ
1113
2
Vàng tiền tệ



112
1
Tiền gửi Ngân hàng
1121
2
Tiền Việt Nam
1122
2
Ngoại tệ
1123
2
Vàng tiền tệ



113
1
Tiền đang chuyển
1131
2
Tiền Việt Nam
1132
2
Ngoại tệ



121
1
Chứng khoán kinh doanh
1211
2
Cổ phiếu
1212
2
Trái phiếu
1218
2
Chứng khoán và công cụ tài chính khác



128
1
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 
1281
2
Tiền gửi có kỳ hạn
1282
2
Trái phiếu
1283
2
Cho vay
1288
2
Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn



131
1
Phải thu của khách hàng
131A
2
Phải thu của A
131B
2
Phải thu của B



133
1
Thuế GTGT được khấu trừ
1331
2
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
1332
2
Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ



136
1
Phải thu nội bộ
1361
2
Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
1362
2
Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá
1363
2
Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá
1368
2
Phải thu nội bộ khác



138
1
Phải thu khác
1381
2
Tài sản thiếu chờ xử lý
1385
2
Phải thu về cổ phần hoá
1388
2
Phải thu khác



141
1
Tạm ứng



151
1
Hàng mua đang đi đường 



152
1
Nguyên liệu, vật liệu



153
1
Công cụ, dụng cụ 
1531
2
Công cụ, dụng cụ
1532
2
Bao bì luân chuyển
1533
2
Đồ dùng cho thuê
1534
2
Thiết bị, phụ tùng thay thế



154
1
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang



155
1
Thành phẩm
1551
2
Thành phẩm nhập kho
1557
2
Thành phẩm bất động sản



156
1
Hàng hóa
1561
2
Giá mua hàng hóa
1562
2
Chi phí thu mua hàng hóa
1567
2
Hàng hóa bất động sản



157
1
Hàng gửi đi bán



158
1
Hàng hoá kho bảo thuế



161
1
Chi sự nghiệp
1611
2
Chi sự nghiệp năm trước
1612
2
Chi sự nghiệp năm nay



171
1
Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ



211
1
Tài sản cố định hữu hình
2111
2
Nhà cửa, vật kiến trúc
2112
2
Máy móc, thiết bị
2113
2
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
2114
2
Thiết bị, dụng cụ quản lý
2115
2
Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
2118
2
TSCĐ khác



212
1
Tài sản cố định thuê tài chính
2121
2
TSCĐ hữu hình thuê tài chính.
2122
2
TSCĐ vô hình thuê tài chính.



213
1
Tài sản cố định vô hình
2131
2
Quyền sử dụng đất
2132
2
Quyền phát hành
2133
2
Bản quyền, bằng sáng chế
2134
2
Nhãn hiệu, tên thương mại
2135
2
Chương trình phần mềm
2136
2
Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
2138
2
TSCĐ vô hình khác



214
1
Hao mòn tài sản cố định
2141
2
Hao mòn TSCĐ hữu hình
2142
2
Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
2143
2
Hao mòn TSCĐ vô hình
2147
2
Hao mòn bất động sản đầu tư



217
1
Bất động sản đầu tư



221
1
Đầu tư vào công ty con



222
1
Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết



228
1
Đầu tư khác
2281
2
Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
2288
2
Đầu tư khác



229
1
Dự phòng tổn thất tài sản
2291
2
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
2292
2
Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
2293
2
Dự phòng phải thu khó đòi
2294
2
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho



241
1
Xây dựng cơ bản dở dang 
2411
2
Mua sắm TSCĐ
2412
2
Xây dựng cơ bản
2413
2
Sửa chữa lớn TSCĐ



242
1
Chi phí trả trước
2421
2
Chi phí trả trước ngăn hạn
2422
2
Chi phí trả trước dài hạn



243
1
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại



244
1
Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược



331
1
Phải trả cho người bán
331A
2
Phải trả cho A
331B
2
Phải trả cho B



333
1
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3331
2
Thuế giá trị gia tăng phải nộp
33311
3
Thuế GTGT đầu ra
33312
3
Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3332
2
Thuế tiêu thụ đặc biệt
3333
2
Thuế xuất, nhập khẩu
3334
2
Thuế thu nhập doanh nghiệp
3335
2
Thuế thu nhập cá nhân
3336
2
Thuế tài nguyên
3337
2
Thuế nhà đất, tiền thuê đất
3338
2
Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác
33381
3
Thuế bảo vệ môi trường
33382
3
Các loại thuế khác
33389
3
Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác



334
1
Phải trả người lao động
3341
2
Phải trả công nhân viên
3348
2
Phải trả người lao động khác



335
1
Chi phí phải trả



336
1
Phải trả nội bộ
3361
2
Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh
3362
2
Phải trả nội bộ về chênh lệch tỷ giá
3363
2
Phải trả nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá
3368
2
Phải trả nội bộ khác



337
1
Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng



338
1
Phải trả, phải nộp khác
3381
2
Tài sản thừa chờ giải quyết
3382
2
Kinh phí công đoàn
3383
2
Bảo hiểm xã hội
3384
2
Bảo hiểm y tế
3385
2
Phải trả về cổ phần hoá
3386
2
Bảo hiểm thất nghiệp
3387
2
Doanh thu chưa thực hiện
3388
2
Phải trả, phải nộp khác



341
1
Vay và nợ thuê tài chính
3411
2
Các khoản đi vay
3412
2
Nợ thuê tài chính



343
1
Trái phiếu phát hành
3431
2
Trái phiếu thường
34311
3
Mệnh giá trái phiếu
34312
3
Chiết khấu trái phiếu
34313
3
Phụ trội trái phiếu
3432
2
Trái phiếu chuyển đổi



344
1
Nhận ký quỹ, ký cược 



347
1
Thuế thu nhập hoãn lại phải trả



352
1
Dự phòng phải trả
3521
2
Dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa
3522
2
Dự phòng bảo hành công trình xây dựng
3523
2
Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp
3524
2
Dự phòng phải trả khác



353
1
Quỹ khen thưởng phúc lợi
3531
2
Quỹ khen thưởng
3532
2
Quỹ phúc lợi
3533
2
Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
3534
2
Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty



356
1
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
3561
2
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
3562
2
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ



357
1
Quỹ bình ổn giá



411
1
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
4111
2
Vốn góp của chủ sở hữu
4112
2
Thặng dư vốn cổ phần
4113
2
Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
4118
2
Vốn khác



412
1
Chênh lệch đánh giá lại tài sản



413
1
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
4131
2
Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
4132
2
Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn trước hoạt động



414
1
Quỹ đầu tư phát triển



417
1
Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp



418
1
Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu



419
1
Cổ phiếu quỹ
421
1
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
4211
2
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
4212
2
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay



441
1
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản



461
1
Nguồn kinh phí sự nghiệp
4611
2
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước
4612
2
Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay



466
1
Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ



511
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
5111
2
Doanh thu bán hàng hóa
5112
2
Doanh thu bán các thành phẩm
5113
2
Doanh thu cung cấp dịch vụ
5114
2
Doanh thu trợ cấp, trợ giá
5117
2
Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
5118
2
Doanh thu khác



515
1
Doanh thu hoạt động tài chính 
521
1
Các khoản giảm trừ doanh thu
5211
2
Chiết khấu thương mại
5212
2
Giảm giá hàng bán
5213
2
Hàng bán bị trả lại



611
1
Mua hàng
6111
2
Mua nguyên liệu, vật liệu
6112
2
Mua hàng hóa



621
1
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp



622
1
Chi phí nhân công trực tiếp



623
1
Chi phí sử dụng máy thi công
6231
2
Chi phí nhân công
6232
2
Chi phí nguyên, vật liệu
6233
2
Chi phí dụng cụ sản xuất
6234
2
Chi phí khấu hao máy thi công
6237
2
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6238
2
Chi phí bằng tiền khác



627
1
Chi phí sản xuất chung
6271
2
Chi phí nhân viên phân xưởng
6272
2
Chi phí nguyên, vật liệu
6273
2
Chi phí dụng cụ sản xuất
6274
2
Chi phí khấu hao TSCĐ
6277
2
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6278
2
Chi phí bằng tiền khác



631
1
Giá thành sản xuất



632
1
Giá vốn hàng bán



635
1
Chi phí tài chính



641
1
Chi phí bán hàng
6411
2
Chi phí nhân viên
6412
2
Chi phí nguyên vật liệu, bao bì
6413
2
Chi phí dụng cụ, đồ dùng
6414
2
Chi phí khấu hao TSCĐ
6415
2
Chi phí bảo hành
6417
2
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6418
2
Chi phí bằng tiền khác



642
1
Chi phí quản lý doanh nghiệp
6421
2
Chi phí nhân viên quản lý
6422
2
Chi phí vật liệu quản lý
6423
2
Chi phí đồ dùng văn phòng
6424
2
Chi phí khấu hao TSCĐ
6425
2
Thuế, phí và lệ phí
6426
2
Chi phí dự phòng
6427
2
Chi phí dịch vụ mua ngoài
6428
2
Chi phí bằng tiền khác



711
1
Thu nhập khác



811
1
Chi phí khác



821
1
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
8211
2
Chi phí thuế TNDN hiện hành
8212
2
Chi phí thuế TNDN hoãn lại



911
1
Xác định kết quả kinh doanh

Như vậy, trong danh mục hệ thống tài khoản gồm có 9 loại từ loại 1 đến loại 9. Mỗi 1 tài khoản là 1 sổ cái. Và khi đi làm thì cầm trên tay bộ chứng từ gốc và phân tích chắc chắn 100% là chứng từ gốc đó chỉ ảnh hưởng đến 1 trong 9 loại tài khoản trên. Vậy các bạn cố gắng học thuộc nếu muốn làm được kế toán.
      Bước 2: Phải thuộc tính chất của từng loại tài khoản từ loại 1 đến 9 (Thuộc tính chất của từng loại sổ cái từ loại 1 đến loại 9). Mỗi 1 tài khoản biểu thị cho 1 sổ cái. Sổ cái bao gồm các cột (Cột Số hiệu chứng từ; Cột ngày tháng năm chứng từ; Cột Diễn giải; Cột tài khoản đối ứng và Cột Số phát sinh Nợ; Số phát sinh có). Ví dụ mẫu về sổ cái cho các bạn rõ:
Ví dụ như hình dưới đây là sổ cái tài khoản 111 – tiền mặt.

Nội dung đầu kỳ: Thể hiện số dư tiền còn tồn lại từ năm trước chuyển sang
Số phát sinh trong kỳ :
+ Chi tiền dịch vụ
Bên có TK 111, đối ứng là nợ TK 6422
Bên có TK 111, đối ứng là nợ TK 133


Như vậy để đơn giản hóa trong quá trình giảng dạy và trình bày cho các bạn rõ, tôi quy ước là biểu thị cho mỗi sổ cái là một chữ T. Vậy với sổ cái 141 trên thì có thể biểu thị bằng chữ T (Mỗi lần viết chữ T là các bạn biết nó là biểu thị cho sổ cái tài khoản) như sau:
Bây giờ tôi sẽ lấy hẳn phần màu đỏ ra cho anh, chị hiểu hơn:

NHƯ VẬY, TÍNH CHẤT CỦA TỪNG LOẠI SỐ CÁI (TỪ LOẠI 1 ĐẾN LOẠI 9) ĐƯỢC BIỂU THỊ BẰNG CHỮ T CÓ TÍNH CHẤT NHƯ SAU:
Thứ nhất: Tính chất của tài khoản loại 1 (Tài sản ngắn hạn) và loại 2 (Tài sản dài hạn)
+Loại 1 là bắt đầu bằng con số 1 (Ví dụ 111;112…).Loại 2 là bắt đầu bằng con số 2 (Ví dụ 211;213;242…). Các bạn có thể xem danh mục hệ thống tài khoản bên trên để biết tài khoản loại 1 gồm những tài khoản nào và tài khoản loại 2 gồm những tài khoản nào.
+Tài khoản loại 1 và tài khoản loại 2 là tài sản.Vậy tài sản là gì???. Tài sản là thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc của cá nhân nào đó và ai sở hữu nó thì được quyền định đoạt nó. Doanh nghiệp nào càng sở hữu nhiều loại 1 và loại 2 thì doanh nghiệp đó càng giàu. Cũng như các bạn bạn nào có nhiều tài sản thì bạn đó càng giàu. Nhưng trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải làm cho tài sản vận hành tức là cho chuyển động để tạo ra nhiều tài sản hơn.
Ví dụ: như Công ty sẽ dùng tiền mua hàng hóa về bán để kiếm lời=> Vậy là phát sinh nghiệp vụ và => kế toán phải có trách nhiệm theo dõi biến động của tài sản này bằng những tài khoản đã được quy định theo thông tư 200 như bên trên.
Vậy khi có sự biến động tăng, biến động giảm của tài sản loại 1 và loại 2 (tức là sổ cái loại 1 và loại 2) thì kế toán ghi nhận biến động tăng và biến động giảm của tài sản như thế nào.
Sơ đồ chữ T ở trên (Biểu thị cho sổ cái của 1 tài khoản) sẽ cho bạn biết cách theo dõi tăng và cách theo dõi giảm.

Thứ hai: Tính chất của tài khoản loại 3 (Nợ phải trả) và loại 4 (Vốn chủ sở hữu)
+Loại 3 là bắt đầu bằng con số 3 (Ví dụ 331;341…).Loại 4 là bắt đầu bằng con số 4 (Ví dụ 411;412…). Các bạn có thể xem danh mục hệ thống tài khoản bên trên để biết tài khoản loại 3 gồm những tài khoản nào và tài khoản loại 4 gồm những tài khoản nào.
+Tài khoản Loại 3 (Nợ phải trả) và Loại 4 (Vốn chủ sở hữu). Vậy loại 3 và loại 4 gọi chung là Nguồn vốn. Nguồn vốn tức là cái nguồn hình thành nên Tài sản (Tài khoản loại 1 và tài khoản loại 2). Vậy tài sản (loại 1 và loại 2) được hình thành từ 2 nguồn (Nguồn nợ phải trả loại 3 và Nguồn vồn chủ sở hữu loại 4).
Để trả lời câu hỏi vì sao loại 3 và loại 4 là nguồn hình thành nên tài sản loại 1 và loại 2, thì các bạn cần đặt câu hỏi: Tài sản (Loại 1 và loại 2 đó ở đâu mà có?). An Tâm ví dụ cho bạn dễ hiểu như sau:
Ví dụ:  Tại ngày 31/12/2015 bạn đang có trong tay bằng tiền mặt là 10.000.000. Điều này có nghĩa là Tổng tài sản của bạn tại ngày 31/12/2015 là 10 triệu đồng. Và thế là bạn của bạn sẽ hỏi bạn 10 triệu này ở đâu bạn có vậy. Bạn sẽ trả lời theo 2 cách sau:
§             Cách 1: 10 triệu này là của mình, do đi làm tích lũy được 1 năm trời. Tức là bạn đang nói nguồn hình thành nên 10 triệu này là do bạn đi làm và tiết kiệm được và không phải trả cho ai cả. Vậy nguồn hình thành 10 triệu này là đi làm tích lũy được và không phải có nghĩa vụ trả cho ai đó. Nên trong kế toán họ nói là nguồn hình thành tài sản mà không phải trả cho ai thì đó gọi là Nguồn vốn chủ sở hữu.(Tài khoản loại 4). Vì vậy, Tổng tài sản phải bằng tổng nguồn vốn bằng 10 triệu
Tổng tài sản=10 triệu
Tổng nguồn vốn= 10 triệu

Tiền mặt=10 triệu
 Vốn chủ sở hữu=10 triệu
Cách 2: 10 triệu này là của mình có 4 triệu đồng đi làm tích lũy được 1 năm trời và không phải trả cho ai. Và 6 triệu còn lại là do mình mượn của bạn mình và phải có nghĩa vụ phải trả lại cho bạn mình là 6 triệu. Vi vậy, tổng tài sản 10 triệu bằng tiền mặt trong trường hợp này được hình thành từ 2 nguồn là Vốn chủ sở hữu (Tài khoản loại 4) là 4 triệu và nợ phải trả (Tài khoản loại 3) là 6 triệu.
Tổng tài sản=10 triệu
 Tổng nguồn vốn= 10 triệu
Tiền mặt=10 triệu
Vốn chủ sở hữu=4 triệu +Nợ phải trả (6 triệu)
Vậy khi có sự biến động tăng, biến động giảm của tài khoản loại 3 và loại 4 (Tức là sổ cái loại 3 và loại 4) thì kế toán ghi nhận như thế nào cho sổ cái loại 3 và loại 4, Sơ đồ chữ T dưới đây sẽ cho bạn biết (Sơ đồ chữ T biểu thị cho Sổ cái). Các bạn học thuộc tính chất của tài khoản loại 1 và loại 2. Các bạn sẽ nắm được tính chất của tài khoản loại 3 và loại 4 (Vì loại 3 và loại 4 cách ghi nhận ngược với loại1 và loại 2)

Thứ ba: Tính chất của tài khoản từ loại 5 cho đến loại 9
Loại 5, và loại 7 gọi chung là Doanh thu và thu nhập của Công ty. Loại 5;7 càng nhiều thì công ty sẽ có doanh thu nhiều và sẽ có tiền => Và loại 5 và loại 7 này phát sinh là khi Công ty bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng và chắc chắn là thu tiền về. Loại 5 bắt đầu bằng con số 5(Ví dụ 511;515..); Loại 7 bắt đầu bằng con số 7 (Ví dụ 711)
+Loại 5 và 7 cùng tính chất như nhau khi ghi nhận vào sổ sách. Khi công ty bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng tức là khi đó phát sinh tăng loại 5 và loại 7. Tức là công ty đưa hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng để thu tiền về thì lúc này loại 5 và loại 7 tăng lên. Khi loại 5 và loại 7 tăng lên thì Ghi bên CÓ (Vậy là giống với loại 3 và loại 4). Bên NỢ loại 5 và loại 7 giảm xuống với lý do là cuối kỳ kế toán (Tháng, quý, năm) kết chuyển vào tài khoản loại 9 (Xác định kết quả kinh doanh) để xác định lãi hoặc lỗ của Công ty. Nhớ là loại 5 và loại 7 không có số dư cuối kỳ mà tổng phát sinh bên nợ phải bằng Tổng phát sinh bên Có. Hình minh hoạ tính chất của tài khoản loại 5 và loại 7 như sau

Loại 6 và 8 gọi chung là chi phí của Công ty. Chi phí tức là công ty chắc chắn 100% bỏ tiền ra để được 1 cái lợi ích nào đó và lợi ích này chỉ liên quan đến một tháng(Ví dụ chi phí tiền điện; chi phí thuê mặt bằng; chi phí thuê xe ba gác chở hàng…). Loại 6,8 càng nhiều thì Công ty sẽ có chi phí càng nhiều tức là Công ty phải chi tiền ra càng nhiều. Loại 6 là bắt đầu bằng con số 6 (ví dụ 627;641;642..). Loại 8 bắt đầu bằng con số 8 (ví dụ 811).
+Loại 6 và 8 cùng tính chất như nhau khi ghi nhận vào sổ sách. Khi phát sinh tăng loại 6 và loại 8 tức là khi công ty bỏ tiền ra để có 1 dịch vụ. Vậy khi loại 6 và loại 8 tăng lên thì GHI BÊN NỢ (vậy là giống với loại 1 và loại 2). GHI BÊN CÓ loại 6 và loại 8 giảm xuống với lý do là cuối kỳ kế toán (Tháng, quý, năm) kết chuyển vào tài khoản loại 9 (Xác định kết quả kinh doanh) để xác định lãi hoặc lỗ của Công ty. Cụ thể minh hoạ tính chất của tài khoản chi phí loại 6,8 như hình minh hoạ bên dưới.
 Vậy tính chất từ tài khoản loại 5 đến tài khoản loại 9 có mối quan hệ mật thiết với nhau. Với sơ đồ chữ T bên dưới sẽ giúp bạn hiểu được tính chất từ tài khoản loại 5 đến tài khoản loại 9
SAU KHI CÁC BẠN ĐÃ NẮM ĐƯỢC TÍNH CHẤT CỦA TỪNG TÀI KHOẢN TỪ LOẠI 1 ĐẾN LOẠI 9=>SAU ĐÂY TÔI TÓM LẠI CÁC Ý CỦA TÍNH CHẤT CỦA TỪNG TÀI KHOẢN(TỪ LOẠI 1 CHO ĐẾN LOẠI 9) ĐỂ CÁC BẠN NẮM RÕ HƠN 

§             Tài khoản loại 1;2;6;8:Phát sinh TĂNG ghi bên Nợ, phát sinh GIẢM ghi bên Có;
§             Tài khoản loại: 3;4;5;7: Ngược lại, phát sinh TĂNG ghi bên Có, phát sinh GIẢM ghi bên Nợ.

– Khi tài sản tăng, doanh nghiệp nhận tải sản nên doanh nghiệp NỢ các đối tượng bên ngoài (nhà đầu tư, tổ chức tài chính).
– Khi nguồn vốn tăng, các đối tượng bên ngoài tăng lượng đầu tư ở doanh nghiệp nên  ở doanh nghiệp.
§              
=> Để định khoản được ta chỉ cần xác định xem nghiệp vụ đó liên quan đến tài khoản nào, tài khoản đó thuộc loại nào, phát sinh tăng hay giảm.
§             Về số dư tài khoản:
+Tài khoản loại 1;2 có số dư bên Nợ;
+Tài khoản loại 3;4 có số dư bên Có;
+Tài khoản loại 5;6;7;8;9không có số dư (đây là tài khoản dùng để kết chuyển xác định kết quả kinh doanh, phát sinh bao nhiêu thì kết chuyển bấy nhiêu vào tài khoản 911. Do đó số dư = 0).
Để xác định số dư các tài khoản ta có công thức:
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng – Phát sinh giảm.
Bước 3: Sau khi đã biết được tính chất của từng loại tài khoản rồi, thì vấn đề còn lại là các bạn cầm trên tay bộ chứng từ và phân tích bộ chứng từ đó xem nghiệp vụ đó ảnh hưởng đến những tài khoản nào (chỉ ảnh hưởng từ loại 1 đến loại 9 và chọn thôi) từ đó tiến hành ghi NỢ VÀ GHI CÓ thôi.

CÁCH TÍNH SỐ DƯ TÀI KHOẢN

Bây giờ tôi sẽ hướng dẫn anh, chị tính số dư tài khoản .Muốn tính được số dư của tài khoản bạn phải căn cứ vào tính chất của tài khoản đó. Ví dụ ở đây là tài khoản 111 :
Tài khoản 111 là tài khoản loại 1 thuộc nhóm tài sản. Nó chỉ có số dư bên nợ và phát sinh tăng ghi bên nợ, phát sinh giảm ghi bên có . Do đó công thức tính số dư cuối kỳ sẽ là
Dư  nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Tổng PS nợ  trong kỳ – Tổng PS có trong kỳ.
Vậy thì nếu là tài khoản thuộc nhóm nguồn vốn thì sao ?Câu trả lời của tôi là cách tính số dư là ngược lại với công thức trên nghĩa là :
Dư  có cuối kỳ = Dư có đầu kỳ + Tổng PS có  trong kỳ – Tổng PS nợ trong kỳ.
Riêng đối với các tài khoản lưỡng tính (Nói vui là bêđê ) thì cách tính số dư lại như sau :
Nếu có số dư nợ  thì cách tính là :
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Tổng PS nợ trong kỳ – Dư có đầu kỳ – Tổng PS có trong kỳ
Nếu có số dư có  thì cách tính là :
Dư có cuối kỳ = Dư có đầu kỳ + Tổng PS có trong kỳ – Dư nợ đầu kỳ – Tổng PS nợ trong kỳ

CÁCH ĐỌC SƠ ĐỒ CHỮ T

Ở phần trên tôi mới chỉ cho anh, chị hiểu kết cấu của chữ T. Bây giờ tôi sẽ nói cho anh, chị cách đọc sơ đồ chữ T. Nếu hiểu được anh, chị sẽ học được cách định khoản rất nhanh. Tôi sẽ áp dụng sơ đồ chữ T để giảng dạy khá nhiều nên anh, chị cần chú ý nhé.
Anh, chị xem ví dụ sau :
Để đọc được sơ đồ chữ T anh, chị phải nhớ cho tôi các nguyên tắc sau đây.
1.             Kết cấu của chữ T luôn là Nợ ở bên trái; Có ở bên phải
2.             Khi Định khoản vào sổ luôn luôn là Nợ trước, Có sau
3.             Chú ý vào đường mũi tên. Cái đầu mũi tên luôn chỉ vào phần Nợ , đầu còn lại luôn là phần Có
Để tìm hiểu sâu hơn về kế toán, các bạn có thể tìm hiểu trong khóa học Trọn bộ kỹ năng nghiệp vụ Kế toán Thuế. Khóa học cung cấp cho các bạn những kiến thức rất đầy đủ và có hệ thống về các công việc của kế toán, thuế, lập tờ khai và quyết toán thuế.

KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU TRONG DOANH NGHIỆP.
6.1. Kế toán các yếu tố cơ bản của sản xuất.
6.6.1. Kế toán tài sản cố định:
– Tài khoản sử dụng:
+ TK “TSCĐ hữu hình” (211)
+ TK “TSCĐ vô hình (213)
– Kết cấu của hai tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ tăng lên.
Bên Có: Nguyên giá TSCĐ giảm xuống.
Dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện có.
+ TK “Hao mòn TSCĐ” (214)
Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Giá trị hao mòn của TSCĐ giảm xuống.
Bên Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ tăng lên.
Dư Nợ: Giá trị hao mòn hiện có của TSCĐ.
Giữa TK 211, 213, 214 có mối liên hệ:
Số dư TK 211, 213 – Số dư TK 214 = Giá trị còn lại.
Khi lên BCĐKT thì hao mòn TSCĐ được ghi bên tài sản và ghi số âm.
– Phương pháp phản ánh:
+ Tăng TSCĐ:
. Khi mua sắm TSCĐ, kế toán căn cứ vào nguyên giá, thuế GTGT nộp khi mua TSCĐ và số tiền thanh toán để phản ánh:
Nợ TK 211 “TSCĐ hữu hình” hoặc TK 213 “TSCĐ vô hình”.
Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”.
Có TK 111 “Tiền mặt”.
Hoặc Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”.
Hoặc Có TK 331 “Phải trả cho người bán”.
+ Giảm TSCĐ: Khi giảm TSCĐ do nhượng bán hoặc thanh lý sẽ ghi:
Nợ TK 214 “Hao mòn TSCĐ” -> Giá trị đã hao mòn.
Có TK 821 “Chi phí bất thường: -> Giá trị còn lại.
Có TK 211 “TSCĐ hữu hình -> Nguyên giá.
+ Khấu hao TSCĐ là phần giá trị của TSCĐ chuyển vào chi phí của các đối tượng sử dụng biểu hiện dưới hình thức tiền tệ.
Kế toán khấu hao TSCĐ sử dụng TK 214 “Hao mòn TSCĐ”, kết cấu của TK 214 đã giới thiệu ở trên.
+ Hàng tháng, khi tiến hành trích khấu hao TSCĐ, kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.
Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng”.
Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
Có TK 214 “Hao mòn TSCĐ”.
Đồng thời kế toán còn ghi đơn bên Nợ TK 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản” khoản khấu hao đã trích.
6.1.2. Kế toán vật liệu:
+ Kế toán vật liệu sử dụng TK 152 “nguyên liệu, vật liệu”. Kết cấu của TK này như sau:
Bên Nợ: Trị giá vật liệu nhập kho.
Bên Có: Trị giá vật liệu xuất kho.
Dư Nợ: Trị giá vật liệu tồn kho.
(1) Khi nhập vật liệu từ các nguồn khác nhau, kế toán phải căn cứ vào giá thực tế để nhập, thuế GTGT nộp khi mua và số tiền thanh toán để phản ánh:
Nợ TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”.
Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”.
Có TK 111 “Tiền mặt”
Hoặc Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”.
Hoặc Có TK 331 “Phải trả cho người bán”.
(2) Khi xuất vật liệu sử dụng cho các đối tượng, căn cứ vào giá xuất kho và mức sử dụng cho từng đối tượng sẽ ghi:
Nợ TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.
Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng”.
Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
Có TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”.
6.1.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương.
– Kế toán tiền lương sử dụng tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”. Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Khoản tiền đã thanh toán cho CNV.
Bên Có: Khoản tiền phải thanh toán cho CNV.
Dư Có: Số tiền còn phải thanh toán cho CNV.
Phương pháp phản ánh:
+ Khi xác định số tiền lương phải thanh toán cho công nhân tính vào chi phí của các đối tượng có liên quan sẽ ghi:
Nợ TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.
Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.
Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng”.
Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
Có TK 334 “Phải trả công nhân viên”.
Kế toán BHXH, BHYT và KPCĐ sử dụng tài khoản 338 “Phải trả và phải nộp khác”. Kết cấu của tài khoản 338 như sau:
Bên Nợ: Số đã trả, đã nộp hoặc đã sử dụng.
Bên Có: Số phải trả, phải nộp hoặc trích lập được.
Dư Có: Số còn phải trả, phải nộp.
Phương pháp phản ánh.
Khi tính BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh sẽ ghi:
Nợ TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.
Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.
Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng”.
Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
Có TK 338 “Phải trả phải nộp khác”.
6.2. Kế toán quá trình sản xuất
Các khoản chi phí để cấu thành nên bản thân sản phẩm, lao vụ bao gồm các khoản:
– Chi phí nguyên liệu trực tiếp.
– Chi phí nhân công trực tiếp.
– Chi phí sản xuất.
6.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
– Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Kết cấu của TK 621 như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất vào cuối kỳ.
Tài khoản 621 không có số dư.
Phương pháp phản ánh:
– Vật liệu xuất trực tiếp cho quá trình sản xuất sẽ ghi:
Nợ TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
Nợ TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”.
– Cuối kỳ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng trong kỳ để kết chuyển về tài khoản tính giá thành:
Nợ TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”.
Có TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
6.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
– Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Kết cấu của TK 622 như sau:
Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh.
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào cuối kỳ.
TK 622 không có số dư.
Phương pháp phản ánh:
1.                 Khi tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh sẽ ghi:
Nợ TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Có TK 334, 338
1.                 Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành:
Nợ TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”
Có TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
6.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Kết cấu TK này như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí chung thực tế phát sinh.
Bên Có: Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng để kết chuyển vào cuối kỳ.
Tài khoản 627 không có số dư.
Phương pháp phản ánh:
– Khi tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh sẽ ghi:
Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.
Có TK 152 “Nguyên vật liệu”.
Có TK 153 “Công cụ, dụng cụ”.
Có TK 214 “Hao mòn TSCĐ”.
Có TK 334 “Phải trả CNV”.
– Cuối tháng phân bổ chi phí sản xuất chung vào các đối tượng có liên quan để kết chuyển về tài khoản tính giá thành, sẽ ghi:
Nợ TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”.
Có TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.
6.2.4. Tính giá thành sản phẩm
Tổng giá thành sản phẩm SX hoàn thành trong tháng
=
Chi phí SX dở dang đầu tháng
+
Chi phí SX phát sinh trong tháng
 –
Chi phí SX dở
 dang cuối tháng


Giá thành đơn vị sản phẩm

=
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Số lượng sản phẩm hoàn thành
– Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán sử dụng tài khoản: TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh.
Bên Có: Giá thành sản phẩm hoàn thành.
Dư Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Phương pháp phản ánh:
Khi tổng hợp các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong tháng sẽ ghi:
Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Có TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu ”.
Có TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.
Có TK 627 “Chi phí SX chung”.
– Khi xác định được giá thành sản phẩm hoàn thành sẽ ghi:
Nợ TK 155 “Thành phẩm”.
Có TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
6.3. Kế toán quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
TK 632 “Giá vốn hàng bán”: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh giá vốn sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ, kết cấu tài khoản 632 như sau:
Bên Nợ: Trị giá vốn của sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ.
Bên Có: kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm vào cuối kỳ để xác định kết quả.
Tài khoản 632 không có số dư.
TK 511 “Doanh thu bán hàng”: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản làm giảm doanh thu, kết cấu của tài khoản 511 như sau:
Bên Nợ: Các khoản làm giảm doanh thu (giảm giá, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu).
– Kết chuyển doanh thu thuần vào cuối kỳ để xác định kết quả.
Bên Có: Doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 511 không có số dư.
TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước”:
Tài khoản này được dùng để phản ánh số tiền phải nộp, đã nộp và còn phải nộp cho nhà nước. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Số tiền đã nộp cho nhà nước.
Bên Có: Số tiền phải nộp cho nhà nước.
Dư Có: Số tiền còn phải nộp cho nhà nước.
TK 641 “Chi phí bán hàng”: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp chi phí bán hàng và kết chuyển vào cuối kỳ để xác định kết quả, kết cấu của TK 641 như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển chi phí bán hàng vào cuối kỳ để xác định kết quả.
Tài khoản 641 không có số dư.
TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp và kết chuyển vào cuối kỳ để xác định kết quả. Kết cấu của TK 642 như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ
Bên Có: Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào cuối kỳ để xác định kết quả.
Tài khoản 642 không có số dư.
TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”: Tài khoản này được sử dụng để xác định kết quả lãi, lỗ của doanh nghiệp. Kết cấu của TK 911 như sau:
Bên Nợ: Các khoản chi phí và giá vốn sản phẩm, hàng hóa được kết chuyển sang và khoản lãi được kết chuyển.
Bên Có: Doanh thu thuần và các khoản thu nhập được kết chuyển sang và khoản lỗ được kết chuyển.
TK 911 không có số dư.
Phương pháp phản ánh
(1) Khi xuất kho sản phẩm để bán sẽ ghi:
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”.
Có TK 155 “Thành phẩm”.
(2) Doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra phát sinh sẽ ghi:
Nợ 111 “Tiền mặt”.
Nợ TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”.
Nợ TK 131 “Phải thu của khách hàng”.
Có TK 511 “Doanh bán hàng” giá bán
Có TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước” – Thuế GTGT đầu ra.
(3) Khi tập hợp chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ ghi:
Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng”.
(hoặc Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”).
Có TK 334 “Phải trả CNV”.
Có TK 338 “Phải trả và phải nộp khác”.
Có TK 214 “Hao mòn TSCĐ”.
Có TK 152 “Nguyên vật liệu”.
…………
Khi kết chuyển các khoản để xác định lãi, lỗ sẽ ghi:
Kết chuyển doanh thu bán hàng:
Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng”.
Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Có TK 632 “Giá vốn hàng bán”.
Kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Có TK 641 “Chi phí bán hàng”.
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Có TK 641 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
KQKD > 0: Lãi, khi kết chuyển sẽ ghi:
Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Có TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”.
KQKD < 0: Lỗ, khi kết chuyển sẽ ghi:
Nợ TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”.
Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
6.4. Kế toán mua bán hàng hóa
– Kế toán hàng hóa sử dụng TK 156 “Hàng hóa” Tài khoản này có hai tài khoản cấp 2:
+ TK 1561 “Giá mua hàng hóa”: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh trị giá hàng hóa nhập, xuất và tồn kho.
Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Trị giá hàng hóa nhập kho.
Bên Có: Trị giá hàng hóa xuất kho.
Dư Nợ: Trị giá hàng hóa tồn kho.
+ TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”: Tài khoản này dùng tập hợp chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng và phân bổ chi phí mua hàng cho hàng đã bán ra.
Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí mua hàng thực tế phát sinh.
Bên Có: Phân bổ chi phí mua hàng cho hàng đã bán trong kỳ.
Dư Nợ: Chi phí mua hàng hiện có (phân bổ cho hàng hiện còn).
– Phương pháp phản ánh:
(1) Khi mua các loại hàng hóa về nhập kho sẽ ghi:
Nợ TK 1561 “giá mua hàng hóa”.
Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”.
Có TK 111 “Tiền mặt”.
Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”.
Có TK 331 “Phải trả cho người bán”.
…….
(2) Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng sẽ ghi:
Nợ TK 1562 “Chi phí mua hàng hóa”.
Có TK 334 “Phải trả CNV”.
Có TK 338 “Phải trả và phải nộp khác”.
Có TK 111 “Tiền mặt”.
Có TK 112 “TGNH”.
……
(3) Khi xuất kho hàng hóa để bán cho khách hàng sẽ ghi:
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”.
Có TK 1561 “Giá mua hàng hóa”.
(4) Cuối kỳ phân bổ chi phí mua hàng cho hàng đã bán ra để xác định giá vốn hàng bán sẽ ghi:
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”.
Có TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”.
Các nội dung khác còn lại liên quan đến quá trình bán hàng được phản ánh tương tự như ở phần bán sản phẩm đã nêu ở trên


XIN CHÀO ! HẸN GẶP LẠI


Những công việc cần làm của kế toán nhà hàng, khách sạn

 

1. Tầm quan trọng của kế toán trong ngành khách sạn

Bộ phận kế toán chịu trách nhiệm rất nhiều khâu trong ngành khách sạn. Từ việc cung cấp báo cáo tài khoản cuối tháng đến những hoạt động sau:
– Ngân sách
– So sánh lợi nhuận (giữa hiện tại và các quý trước)
– Lập báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Quản lý biên chế
– Lập kế hoạch kinh doanh và nhiều khâu khác
Báo cáo tài chính của từng bộ phận rất quan trọng để chủ sở hữu/quản lý khách sạn nắm bắt tình trạng sức khỏe tiền tệ trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Các thông tin như phòng của bạn được định giá như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh, hoặc lợi nhuận của tháng hiện tại so với tháng trước mang lại nhiều insight tốt.

2. Đặc điểm chung trong doanh nghiệp dịch vụ nhà hàng khách sạn


Trước hết bạn phải phân biệt rõ hai lĩnh vực đó là kế toán khách sạn, nhà nghỉ và kế toán tại nhà hàng. Không thể gộp chung hai lĩnh vực này vào là một được bởi vì:

§             Kế toán tại khách sạn nhà nghỉ.
Khách sạn nhà nghỉ là một lĩnh vực không phức tạp như kế toán nhà hàng nhưng kế toán cũng cần chuẩn bị các kiến thức sau:
+ Hóa đơn bán ra đơn thuần là ghi nhận doanh thu dịch vụ.
+ Hóa đơn mua vào là chi phí quản lý doanh nghiệp như: Chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, tiền điện thoại, tiền internet…
+ Với kế toán khách sạn nhà nghỉ thì việc theo dõi và phân bổ CCDC là rất quan trọng và cần sự cẩn thận bởi vì nhà hàng khách sạn khi mới thành lập có rất nhiều công cụ dụng cụ cần phân bổ tính vào chi phí.
+ Việc theo dõi và tính khấu hao TSCĐ cũng là một trong những công việc mà kế toán phải quan tâm
Với lĩnh vực này chỉ cần theo dõi được những yếu tố trên là bạn đã lập được báo cáo chính xác.

Nhà hàng là một mô hình mà hiện nay các doanh nghiệp mở ra kinh doanh nhiều. Tuy nhiên làm kế toán nhà hàng không đơn giản như làm kế toán khách sạn, nhà nghỉ. Nếu bạn muốn làm tốt công việc kế toán ở nhà hàng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
§             Xác định được nhà hàng đó chuyên cung cấp các món ăn gì? vì mỗi một nhà hàng kinh doanh một số món ăn riêng biệt của họ. Để từ đó kế toán mới xây dựng được định mức nguyên vật liệu chính của một số món ăn của nhà hàng đó
§             Các chi phí chung như chi phí điện nước, gas cần được phân bổ chung
§             Khi xuất hóa đơn luôn phải có kèm bảng kê chi tiết từng món ăn vậy cần phải xây dựng được giá thành của các món ăn để khi xuất hóa đơn làm thế nào cho lợi nhuận phù hợp.

. Công việc của kế toán nhà hàng, khách sạn cụ thể như sau


a. Theo dõi hàng hoá xuất nhập


§             Nhận các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng.
§             Nhập các chứng từ vào phần mềm hàng ngày.
§             Nhắc nhở các bộ phận liên quan chuyển giao chứng từ đúng hạn.
§             Xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ xuất nhập theo quy định của công ty.
§             Lưu trữ các chứng từ xuất/nhập.
§             Báo cáo kịp thời giám đốc các trường hợp xuất nhập không đúng theo nguyên tắc kế toán.
§             Việc quan trọng nhất của kế toán nhà hàng là đầu vào đa phần mua của hộ kinh doanh cá thể hoặc nông dân, chính vì thế phải lập bảng kê mua hàng không có hóa đơn.
§             Mỗi 1 hóa đơn phải kèm theo một tờ phiếu thanh toán bàn ăn đó. dựa vào định mức các món ăn để kế toán lên được tổng hợp thực phẩm mà mình cần dựa vào đó để cân dối thực phẩm đầu vào.
§             Tính giá thành cho từng món ăn,lên giá vốn cho từng hóa đơn.

b. Kiểm soát giá cả hàng hoá mua vào


§             Nhận các báo giá của nhà cung cấp.
§             Theo dõi việc tăng giảm giá của các nhà cung cấp.
§             Định kỳ hàng tháng kiểm tra giá cả trên thị trường và so sánh với giá của nhà cung cấp
§             Kiểm tra tính chính xác về giá, nhà cung cấp với hàng hoá mua ngoài.

c. Quản lý định mức tồn kho, đặt hàng



§             Xem xét số lượng xuất hàng hàng ngày so với định mức tồn kho quy định
§             Xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số lượng đặt hàng max đã quy định.
§             Báo cáo và có hướng xử lý với giám đốc về các trường hợp không thực hiện đúng định mức tồn kho và số lượng đặt hàng.

d. Kiểm soát hàng tồn kho, xuất nhập tồn


§              Định kỳ kiểm tra 2 mặt hàng / tuần theo số lượng xuất nhập tồn và số lượng hàng hoá thực tế trong kho.
§             Hàng tháng, kết hợp cùng thủ kho kiểm kê số lượng hàng hoá tồn thực tế trong kho, bếp, bar và báo cáo Giám đốc.

e. Phối hợp kế toán thanh toán cho nhà cung cấp


§             Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc xem xét các số liệu nhập hàng để thanh toán cho nhà cung cấp.

f. Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ


§             Theo dõi số lượng tài sản, công cụ mua về và nhập vào phần mềm.
§             Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc thanh toán cho nhà cung cấp.
§             Theo dõi số lượng tài sản tăng giảm định kỳ hàng tháng.
§             Kết hợp phòng nhân sự để đánh giá số liệu công cụ hư hỏng hàng tháng và trừ vào quỹ phí dịch vụ.
§             Tổ chức việc quản lý tài sản cố định, các máy móc, công cụ quan trọng như dán nhãn, theo dõi chi phí
§             Tổ chức kiểm kê thực tế tài sản, máy móc, công cụ hàng tháng.
§             Theo dõi hoạt động xây dựng cơ bản.

g. Lên báo cáo


§             Cuối tháng, cuối quý phải lên báo cáo nhập xuất tồn thực phẩm
§             Báo cáo tình hình lãi lỗ cho Quản lý.
§             Lên báo cáo thuế
§             Lên báo cáo tài chính cuối năm


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bí kíp đầu tư chứng khoán

CÁC CHỈ SỐ CƠ BẢN(FA)  VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT(TA) Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ EPS & P/E EPS và P/E có ý nghĩa thế nào trong đầu tư? Tôi muốn biết P/E và EPS là chữ viết tắt của thuật ngữ gì, và các thuật ngữ này có ý nghĩa như thế nào trong đầu tư chứng khoán. Trả lời: EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức: EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông. Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức c

Nhà đẹp

  Các mẫu nhà ở thiết kế với diện tích xây dựng nhỏ tối thiểu trên thửa đất, chú trọng việc nâng cao chất lượng vật liệu, tiện nghi thiết bị sinh hoạt lên tối đa,  bố trí công năng khoa học, hợp lý,  đảm bảo tính thẩm mỹ,  mang đến một không gian sống tiện nghi và thoải mái nhất  cũng như thỏa mãn mọi nhu cầu  của gia chủ.  Hãy tham khảo các mẫu dưới đây để có thêm ý tưởng thiết kế cho riêng bạn nhé! -------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------- - Độ bền của gác xép được quyết định bởi sự vững chắc của hệ khung dầm, nơi chịu lực nhiều nhất đó chính là tường nhà chứ không phải hệ thống cột. Do đó khi thi công cần phải đảm bảo chất lượng của tường nhà và nên d ùng các tấm xi măng nhẹ cemboard để giảm áp lực l

TIẾNG ANH PHÒNG GYM