Chuyển đến nội dung chính

Bí kíp đầu tư chứng khoán








CÁC CHỈ SỐ CƠ BẢN(FA) 
VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT(TA)

Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ
EPS & P/E
EPS và P/E có ý nghĩa thế nào trong đầu tư?
Tôi muốn biết P/E và EPS là chữ viết tắt của thuật ngữ gì, và các thuật ngữ này có ý nghĩa như thế nào trong đầu tư chứng khoán.
Trả lời:
EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu.
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên.
Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác.
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau: P/E = P/EPS
Trong đó giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí.
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.
Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu AAA không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu AAA.
(Câu trả lời do Công ty chứng khoán VPBank - VPBS cung cấp) Vnexpress.net
ROA & ROE
ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets)
ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
Công thức:
ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sản
ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.
Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Ví dụ nếu công ty A có thu nhập ròng là 1 triệu USD, tổng tài sản là 5 triệu USD, khi đó ROA là 20%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 10 triệu USD, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy công ty A hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận.
Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món hời.
ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty)
ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
Công thức:
ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường /Vốn cổ phần thường
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau:
- ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.
- ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.
P/B
Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.
Công thức tính như sau:
P/B = Giá cổ phiếu / (Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ)
Ví dụ: Giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 200 tỷ VND, tổng nợ 150 tỷ VND, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 50 tỷ . Hiện tại công ty có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 25.000 VND. Nếu giá thị trường của cổ phiếu đang là 75.000 VND, thì P/B của cổ phiếu được tính như sau:
P/B = 75.000/25.000 = 3
Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.
Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỷ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.
Nếu như điều kiện đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật.
Còn nếu điều thứ hai đúng, thì có khả năng lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho công ty, tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông.
Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.
Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn.
Vì công tác kế toán phải tuân thủ những tiêu chuẩn ngặt nghèo, nên giá trị ghi sổ của tài sản hoàn toàn không tính tới các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác do công ty tạo ra. Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với các công ty dịch vụ vì giá trị tài sản hữu hình của họ không lớn.
Hệ số Beta
Beta hay còn gọi là hệ số beta, đây là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường. Hệ số beta là một tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Beta được tính toán dựa trên phân tích hồi quy, và bạn có thể nghĩ về beta giống như khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động của thị trường.
Một chứng khoán có beta bằng 1, muốn ám chỉ rằng giá chứng khoán đó sẽ di chuyển cùng bước đi với thị trường. Một chứng khoán có beta nhỏ hơn 1 có nghĩa là chứng khoán đó sẽ có mức thay đổi ít hơn mức thay đổi của thị trường. Và ngược lại, beta lớn hơn 1 sẽ chúng ra biết giá chứng khoán sẽ thay đổi nhiều hơn mức dao động của thị trường.
Nhiều cổ phiếu thuộc các ngành cung cấp dịch vụ công ích có beta nhỏ hơn 1. Ngược lại, hầu hết các cổ phiếu dựa trên kỹ thuật công nghệ cao có beta lớn hơn 1, thể hiện khả năng tạo được một tỷ suất sinh lợi cao hơn, những cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn.
Hệ số thanh khoản
Hệ số thanh khoản được tính dựa trên khối lượng giao dịch trung bình 13 tuần của 1 cổ phiếu so với khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu đó, và khối lượng giao dịch trung bình 13 tuần của cố phiếu đó so với giao dịch của những cổ phiếu còn khác.
Công thức
A = (Khối lượng giao dịch trung bình 13 tuần)/khối lượng đang lưu hành
B = So sách Khối lượng giao dịch trung bình 13 tuần của tất cả các cổ phiếu và sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
Hệ số thanh khoản = (A + Bx2)/3
Đáy Cổ Phiếu
Tìm ra những cổ phiếu có giá giảm nhiều nhất trong khoảng thời gian xác định(12 tháng, 24 tháng...)
Công thức
Đáy Cổ Phiếu = Giá hiện tại/(Giá đóng cửa 'bình quân' thấp nhất trong khoảng thời gian xác định)
Dải Bollinger (Bollinger Bands)
Giới thiệu
Được John Bollinger phát triển, Bollinger Bands là một công cụ cho phép người sử dụng so sánh độ bất ổn định và các mức giá liên quan theo một khoảng thời gian. Công cụ này bao gồm 03 đường được thiết kế để bao quanh phần lớn hoạt động của giá một cổ phiếu.
1.   Một đường trung bình ở giữa
2.   Một đường bên trên (SMA cộng 2 standard deviations)
3.   Một đường bên dưới (SMA trừ 2 standard deviations)


Standard deviation
là một đơn vị đo lường thống kê cung cấp sự đánh giá độ bất ổn định của đồ thị giá. Sử dụng standard deviation đảm bảo các đường bollinger sẽ đáp ứng nhanh với các biến động giá và phản hồi độ bất ổn định cao hay thấp. Giá tăng hoặc giảm đột ngột sẽ tạo thành dãy băng rộng.
Sử dụng
Ngoài việc xác định quan hệ giữa các mức giá và độ bất ổn định, đường Bollinger Bands có thể kết hợp với biến động giá và các công cụ khác để đưa ra tín hiệu và dự báo các biến động quan trọng.
Đường giá xuống dải Bollinger dưới: tín hiệu mua được hình thành khi đường giá xuống và chạm dải Bollinger dưới thì khả năng bật lên lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện.
Đường giá lên dải Bollinger trên: tín hiệu bán được hình thành khi đường giá lên và chạm dải Bollinger trên thì khả năng bật xuống lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện.
Double tín hiệu mua : một tín hiệu Double Bottom Buy  được tạo thành khi giá vượt qua đường bollinger dưới và nằm bên trên đường bollinger dưới sau khi tạo tiếp mức giá thấp tiếp theo. Mức giá thấp có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức giá thấp trước đó. Điều quan trọng là mức thấp thứ hai phải nằm trên đường bollinger dưới. Giá chuyển sang xu hướng lên được xác định khi giá di chuyển lên trên đường bollinger giữa.
Double tín hiệu bán : Một tín hiệu Double Top Sell được tạo thành khi giá vượt qua đường bollinger trên và đỉnh của đợt tăng giá kế tiếp không vượt qua được đường bollinger trên. Giá chuyển sang xu hướng xuống được xác định khi giá di chuyển xuống bên dưới đường bollinger giữa.
Việc thay đổi giá đột ngột có thể xảy ra sau khi dãy bollinger thu hẹp lại và sự bất ổn định thấp. Trong ví dụ này, đường bollinger không đưa ra bất kỳ tín hiệu nào về xu hướng của giá trong thời gian tới. Xu hướng phải được xác định bằng cách sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Nhiều cổ phiếu chuyển sang biến động mạnh sau một khoảng thời gian biến động ít. Việc sử dụng đường bollinger có thể xác định mức độ biến động dễ dàng bằng quan sát đồ thị. Dãy băng hẹp cho biết thị trường ít biến động và dãy băng rộng cho biết thị trường biến động mạnh. Độ biến động có thể quan trọng với những người chơi “options” bởi vì giá của “options” sẽ rẻ hơn khi độ biến động thấp.
Dải Bollinger thu hẹp: dãy băng bollinger thu hẹp trước khi có biến động mạnh
Kết luận
Mặc dù đường Bollinger có thể giúp tạo các tín hiệu mua và bán, nhưng đường bollinger không được thiết kế để xác định xu hướng trong tương lai. Đường Bollinger được thiết kế để bổ sung cho việc phân tích kỹ thuật và các công cụ khác. Bản thân đường Bollinger đáp ứng 02 chức năng chính :
·      Xác định các khoảng thời gian độ biến động cao hoặc thấp
·      Xác định các khoảng thời gian giá đang ở mức kháng cự hay hỗ trợ.
Như đã đề cập ở trên, giá cổ phiếu có thể chuyển đổi qua lại giữa biến động mạnh và biến động thấp. Đường Bollinger có thể xác định khoảng thời gian biến động ít do đó có thể đáp ứng vai trò một công cụ cảnh báo động thái của giá cổ phiếu. Trong phân tích kỹ thuật, kết hợp cùng các công cụ khác, đường bollinger có thể giúp xác định chiều của một biến động mạnh.
Hãy nhớ rằng tín hiệu mua và bán không được đưa ra khi giá chạm đường bollinger trên và dưới. Các mức này chỉ cho biết giá đang ở mức cao hoặc thấp trên một nền tảng tương đối.
5.1 Đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average - SMA)
Một đường trung bình đơn giản là kiểu đường trung bình đơn giản nhất. Một cách cơ bản, một đường trung bình đơn giản được tính bằng cách tính tổng các giá đóng trong số khoảng thời gian “x” và chia cho “x”. Có lầm lẫn không? Cho phép tôi giải thích. Nếu bạn vẽ một đường trung bình đơn giản cho số khoảng thời gian là 5 trên một biểu đồ 1 giờ, bạn sẽ cộng giá đóng của 5 giờ và chia cho 5 và như vậy bạn có một đường trung bình đơn giản.
Nếu bạn vẽ đường trung bình đơn giản cho khoảng thời gian là 5 trên một biểu đồ 10 phút, bạn sẽ cộng giá đóng của 50 phút và sau đó chia cho 5. 
Hầu hết các công cụ vẽ đồ thị sẽ thực hiện tất cả việc tính toán cho bạn. Chúng ta phải biết cách tính toán một đường trung bình đơn giản bởi vì điều này quan trọng để bạn hiểu các một đường trung bình được tính toán. Nếu bạn hiểu cách mỗi đường trung bình được tính toán, bạn có thể đưa ra quyết định của riêng bạn nên chọn kiểu nào thì tốt hơn.
Giống như bất kỳ công cụ khác, các đường trung bình hoạt động như một bộ delay (làm trễ). Bởi vì bạn đang lấy giá trị trung bình của giá, bạn thực sự chỉ đang xem dự báo giá tương lai và không phải là một cái nhìn chắc chắn của tương lai.

Đây là một ví dụ về cách các đường trung bình làm phẳng hoạt động giá cả. Trên đồ thị trên, bạn có thể thấy 03 đường SMA khác nhau. Như bạn nhìn thấy, đường SMA cho khoảng thời gian dài hơn là đường chậm trễ hơn so với giá. Chú ý rằng đường 62SMA cách xa hơn giá hiện thời so với các đường 30 và 5 SMA. Bởi vì với đường 62 SMA bạn tính tổng giá đóng của 62 khoảng thời gian và chia cho 62. Việc bạn sử dụng số khoảng thời gian cao hơn làm việc phản ánh sự biến động giá chậm hơn.
Đường SMA trong đồ thị này hiển thị cho bạn cảm nhận chung về thị trường theo thời gian. Thay vì chỉ nhìn vào giá hiện tại của thị trường, đường trung bình cho chúng ta một các nhìn rộng hơn và chúng ta có thể đưa ra dự đoán giá tương lai. 
5.2 Đường trung bình lũy thừa (Exponential Moving Average - EMA)
Mặc dù đường SMA là một công cụ tuyệt vời nhưng có một điểm khuyết lớn. Đừơng SMA rất dễ bị vô hiệu hóa. Hãy để tôi đưa một ví dụ về điều này :
Chúng ta vẽ một đường SMA với thời gian là 5 trên đồ thị ngày của EUR/USD và các giá đóng của 5 ngày vừa qua như sau :
Day 1: 1.2345
Day 2: 1.2350
Day 3: 1.2360
Day 4: 1.2365
Day 5: 1.2370
Đường SMA sẽ được tính như sau :
(1.2345+1.2350+1.2360+1.2365+1.2370)/5= 1.2358
Đủ chính xác không? việc gì nếu giá ngày thứ 2 là 1.2300? Kết quả của đường SMA sẽ thấp hơn một ít và  điều này mang đến cho bạn ý nghĩ giá đang đi xuống, trong khi đó thực tế ngày 2 có thể chỉ là một sự kiện tại một thời gian.
Với điều này, tôi đang cố gắng nói rằng đôi khi đường SMA có thể quá đơn giản. Nếu có một cách khác để bạn có thể loại bỏ xung nhọn để bạn sẽ không sai lầm. Có một cách, nó được gọi là đường trung bình lũy thừa (EMA)
Đường EMA chịu ảnh hưởng nhiều hơn đối với các khoảng thời gian mới nhất. Trong ví dụ trên, đường EMA sẽ đặt nặng vào ngày 3 đến ngày 5, nghĩa là xung nhọn của ngày 2 sẽ ít giá trị hơn và sẽ không ảnh hưởng đường trung bình nhiều. Đường EMA chú trọng hơn vào hành động hiện giờ của những người giao dịch. 
Khi giao dịch, nhìn xem những người giao dịch đang làm gì quan trọng hơn là xem họ đã làm gì trong tuần qua hoặc tháng qua.
5.3 Cái nào tốt hơn : SMA hay EMA?
Trước tiên hãy bắt đầu với một đường EMA. Khi bạn muốn một đường trung bình phản ánh hoạt động giá nhanh hơn thì một đường EMA với số khoảng thời gian ngắn là cách tốt nhất. Điều này có thể giúp bạn nắm bắt xu hướng giá rất sớm và kết quả là lợi nhuận cao hơn. 
Thực vậy, bạn nắm bắt một xu hướng sớm hơn, bạn có thể giao dịch trên xu hướng đó dài hơn và thu vào nhiều lợi nhuận! Mặt trái đối với một đường trung bình biến động nhấp nhô là bạn có thể bị đánh lừa, bởi vì đường trung bình phản ánh quá nhanh đối với giá cả và bạn có thể nghĩ rằng một xu hướng mới đang hình thành nhưng thực tế nó có thể chỉ là một xung nhọn. 
Với một đường SMA, khi bạn muốn một đường trung bình phẳng hơn và phản ánh chậm hơn hoạt động giá cả, thì một SMA với số khoảng thời gian dài hơn là cách tốt nhất. Mặc dù nó chậm phản ánh hoạt động giá, nó sẽ giúp bạn không bị sai lầm. Mặt trái là nó có thể làm bạn quá chậm và bạn có thể lỡ mất một cơ hội giao dịch tốt.

SMA
EMA
Ưu:
Hiển thị một đồ thị loại trừ các dấu hiệu giả
Biến động nhanh, tốt để hiển thị các đảo giá vừa xảy ra
Khuyết:
Biến đổi chậm, điều này có thể mang đến các báo hiệu mua hoặc bán trễ
Dễ đưa ra các dấu hiệu giả hơn và đưa ra các báo hiệu sai lầm.
Vậy thì cái nào tốt hơn? Thật khó để bạn quyết định. Nhiều người giao dịch vẽ nhiều đường trung bình khác nhau để có một cái nhìn tổng quát. Họ có thể sử dụng đường SMA với số khoảng thời gian dài để tìm xu hướng bao quát và sau đó sử dụng đường EMA với số khoảng thời gian ngắn để xác định thời điểm tốt để giao dịch. 
Thực tế, nhiều hệ thống giao dịch được xây dựng dựa trên “Các giao chéo đừơng trung bình”. Sau phần này, chúng ta sẽ xem một ví dụ về cách sử dụng các đường trung bình như là một phần của hệ thống giao dịch. 
Tóm tắt:
·      Một đừơng trung bình là cách làm phẳng hoạt động giá cả
·      Có nhiều kiểu đường trung bình. Hai kiểu thông dụng nhất là SMA và EMA
·      SMA là dạng đường trung bình đơn giản nhất, nhưng dễ bị ảnh hưởng (tổn thương) đối với các xung nhọn.
·      Đừơng EMA đặt nặng đối với giá mới xảy ra và do đó chỉ cho chúng ta thấy những người giao dịch hiện đang làm gì. 
·      Biết được những người giao dịch hiện đang làm gì quan trọng hơn là biết họ đã làm gì tuần qua hoặc tháng qua.
·      Các đường SMA phẳng hơn so với các đường EMA
·      Các đường trung bình với số khoảng thời gian dài hơn thì phẳng hơn so với số khoảng thời gian ngắn
·      Các đường trung bình nhấp nhô thì phản ánh hoạt động giá nhanh hơn và có thể nắm bắt các xu hướng sớm. Tuy nhiên, bởi vì chúng phản ánh nhanh nên chúng có thể dễ bị ảnh hưởng đối với các xung và có thể đánh lừa bạn.
·      Các đường trung bình phẳng phản ánh hoạt động giá chậm hơn nhưng sẽ giúp bạn tránh các xung và không sai lầm. Tuy nhiên, bởi vì chúng phản ánh chậm nên có thể làm bạn giao dịch chậm và bỏ lỡ các cơ hội tốt.
·      Cách tốt nhất để sử dụng các đường trung bình là vẽ nhiều kiểu khác nhau trên một đồ thị để bạn có thể thấy cả biến đổi theo khoảng thời gian dài và biến đổi theo khoảng thời gian ngắn. 
SỬ DỤNG
Tín hiệu mua: tín hiệu mua xảy ra khi đường ngắn hạn vượt lên đường dài hạn.
·      Đường Giá vượt lên đường SMA20
·      Đường Giá vượt lên đường SMA50
·      Đường SMA20 vượt lên SMA50 (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng tăng trong dài hạn)
·      Đường Giá vượt lên đường SMA20 và đường SMA20 vượt lên SMA50 (xu hướng tăng giá thể hiện rõ khi 3 đường chạm nhau và hướng lên)

Tín hiệu bán: tín hiệu mua xảy ra khi đường ngắn hạn xuống lên đường dài hạn.
·      Đường Giá vượt xuống đường SMA20
·      Đường Giá vượt xuống đường SMA50
·      Đường SMA20 vượt xuống SMA50 (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng giảm trong dài hạn)
Đường Giá vượt xuống đường SMA20 và đường SMA20 vượt xuống SMA50 (xu hướng giảm giá thể hiện rõ khi 3 đường chạm nhau và hướng xuống)
Biểu đồ hình thành dạng 2 đáy/ 2 đỉnh
Double bottom (Mô hình hai đáy) 
Mô hình hai đáy hình thành khi giá tạo thành hai điểm đáy liên tiếp trên cùng một đồ thị. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá tăng vượt qua điểm bắt đầu hình thành đáy thứ hai (tức là vượt qua đường Neckline sau khi đã chạm đến đáy thứ hai). Mô hình hai đáy là thời kỳ chuyển đổi xu thế giảm giá thành xu thế tăng giá, nó mang tính đảo chiều. Có điều là mô hình này tương đối dễ nhận ra nên cũng rất dễ nhầm do đó nhà đầu tư nên cẩn thận khi quyết định tham gia trong thời kỳ này. Thực tế thống kê cho thấy nếu nhà đầu tư nóng vội tham gia ngay từ đầu thì xác xuất thất bại là 64% còn nếu họ cố gắng đợi đến khi xuất hiện "breakout" (đảo chiều) thật sự thì xác xuất thất bại chỉ còn 3%.
Để có thể nhận diện chính xác mô hình, nhà đầu tư nên chú ý đến một số vấn đề: đáy thứ hai không nên xuống vượt quá đáy thứ nhất; khoảng thời gian giữa hai đáy cũng là một dấu hiệu quan trọng-thời gian càng dài thì độ chính xác càng cao-ít nhất phải là một tháng và có thể kéo dài nhiều tháng.

Double top (Mô hình hai đỉnh)

Mô hình hai đỉnh hình thành khi đường biểu diễn sự biến động của giá vàng hình thành hai đỉnh trên biểu đồ. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá chứng vàng rơi xuống dưới mức  đáy (điểm dưới cùng của đáy) của toàn mô hình. Mô hình hai dỉnh là mô hình thể hiện sự đảo ngược của xu hướng tăng giá vàng– nó đánh dấu quá trình chuẩn bị cho xu hướng đi xuống của xu hướng tăng giá trong hiện tại (nó báo hiệu cho một thị trường giảm giá). Vì đây là mô hình rất hay thường gặp và rất dễ nhận ra nên khi nhận định về thị trường chúng ta nên xem xét một cách cẩn then. Bolkowski ước tính mức thất bại của mô hình này là 65% nếu nhà đầu tư đợi đến mức đột biến giá (Breakout) mới tiến hành giao dịch thì mức rủi ro giảm xuống còn 17%.

PSAR
PSAR là một chỉ số cho biết rất sớm (rất nhạy) sự xuất hiện của trend. Nhược điểm của nó là chỉ báo up hay down. Nó không thể hiện tình trạng non-trend của thị trường. Tiếc thay, trạng thái này lại chiếm thời lượng khá lớn.
·      PSAR đảo chiều vượt dưới đường giá (tín hiệu mua)
·      PSAR đảo chiều vượt trên đường giá (tín hiệu bán)


PSAR là một chỉ số cho biết rất sớm (rất nhạy) sự xuất hiện của trend. Nhược điểm của nó là chỉ báo up hay down. Nó không thể hiện tình trạng non-trend của thị trường. Tiếc thay, trạng thái này lại chiếm thời lượng khá lớn.
Vì vậy, đã có rất nhiều bài viết về cách phối hợp ADX cùng với PSAR để sử dụng ưu điểm của cả 2 chỉ số, loại bỏ nhược điểm của cả 2. John Murphy nổi tiếng cũng đã từng gợi ý về cách dùng DMI (ADX, +/-DI) với PSAR. Tuy vậy, việc xác định ranh giới giữa up, down và sideway vẫn còn rất mơ hồ, khó nắm bắt. (ADX và PSAR)

Chúng ta phải luôn bám sát PSAR vì PSAR là nhạy nhất. Nó sẽ cảnh báo sự thay đổi của trend đầu tiên.
Khi PSAR đột ngột đảo chiều, câu hỏi là trend đã thực sự thay đổi chưa? Nếu đã, thì là up (trong trường hợp đang down), down (trong trường hợp đang up) hay sideway? Thường thì sau một trend, thị trường phải sideway, rồi mới chuyển sang trend ngược lại, hoặc tiếp tục  trend cũ. Vấn đề là sideway kéo dài bao lâu? Có thể chỉ một vài phiên để retest, khẳng định mốc mới; có thể là lâu hơn.
DÃY SỐ FIBONACCI - XÁC ĐỊNH MỨC KHÁNG CỰ / HỖ TRỢ
Dãy số nổi tiếng của Fibonacci đã được ứng dụng phổ biến trong việc kinh doanh tài chính. Fibonacci là công cụ sử dụng những tỷ lệ đặc biệt xảy ra trong tự nhiên để giúp chúng ta dự báo hay đoán trước được các điểm hỗ trợ hay kháng cự.
Dãy Fibonacci xuất hiện ở khắp nơi trong thiên nhiên. Những chiếc lá trên một nhành cây mọc cách nhau những khoảng tương ứng với dãy số Fibonacci. Các số Fibonacci xuất hiện trong những bông hoa. Hầu hết các bông hoa có số cánh hoa là một trong các số: 3,5,8,13,21,34,55 hoặc 89. Hoa loa kèn có 3 cánh, hoa mao lương vàng có 5 cánh, hoa phi yến thường có 8 cánh, hoa vạn cúc thọ có 13 cánh, hoa cúc tây có 21 cánh, hoa cúc thường có 34, hoặc 55 hoặc 89 cánh. Các số Fibonacci cũng xuất hiện trong các bông hoa hướng duơng. Những nụ nhỏ sẽ kết thành hạt ở đầu bông hoa hướng dương được xếp thành hai tập các đường xoắn ốc: một tập cuộn theo chiều kim đồng hộ, còn tập kia cuộn ngược theo chiều kim đồng hồ. Số các đường xoắn ốc hướng thuận chiều kim đồng hồ thường là 34 còn ngược chiều kim đồng hồ là 55. Đôi khi các số này là 55 và 89, và thậm chí là 89 và 144. Tất ca các số này đều là các số Fibonacci kết tiếp nhau( tỷ số của chúng tiến tới tỷ số vàng).
Ứng dụng trên biểu đồ.
Thông thường 1 cổ phiếu lên hoặc xuống sẽ dừng lại tại những mức hỗ trợ hoặc kháng cự 0%, 23.6%, 38.2, 50%, 61.8%, 100%...
Mức kháng cự là mức kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ đặt đến. Ví dụ giá cổ phiếu STB hiện tại đang là 30 thì mức kháng cự kế tiếp cổ phiếu tăng là 35, nếu vượt qua mức 35 thì mức kháng cự kế tiếp là 40...
Mực hỗ trợ là mức là kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ không giảm qua mức này. Ví dụ giá cổ phiếu STB hiện tại là 30 thì mức hỗ trợ để cổ phiếu giảm dừng lại ở 25.
Xác định mức độ hỗ trợ/kháng cự CÁC MỨC GIẢM % sau khi đã đạt mức ĐỈNH.
Sau khi xác định được mức ĐÁY và ĐỈNH trong 1 khoảng thời gian, DÃY FIBONACCI sẽ xuất hiện tương ứng với các vị trí hỗ trợ, kháng cự 23.6%, 38.2, 61.8%, 50%...
Ví dụ cổ phiếu STB sau khi đã xác định Đáy ngày 20/02/2009 (giá 10.4) Đỉnh 12/06/2009 (giá 32.6) dãy fibonacci sẽ xuất hiện những % hỗ trợ và kháng cự tương ứng với Đáy và Đỉnh đã chọn.
Sau khi xác định đỉnh cổ phiếu STB rớt hiệu mức hỗ trợ 23.6% và bật lên trên mức đỉnh cũ. Đến ngày 20/11/2009 STB vượt xuống mức hỗ trợ 23.6% khi đó mức hỗ trợ tiếp theo là 38.2% và mức 23.6% trở thành mức kháng cự.
Xác định mức độ hỗ trợ/kháng cự CÁC MỨC TĂNG % sau khi đã đạt mức ĐÁY.
Sau khi xác định được mức ĐỈNH và ĐÁY trong 1 khoảng thời gian, DÃY FIBONACCI sẽ xuất hiện tương ứng với các vị trí hỗ trợ, kháng cự 0%, 23.6%, 38.2, 50%, 61.8%, 100%...
Ví dụ cổ phiếu ITA sau khi đã xác định Đỉnh 100%( giá 53) và Đáy ngày 0% (giá 9.6) dãy fibonacci sẽ xuất hiện những đường % hỗ trợ và kháng cự tương ứng với Đáy và Đỉnh đã chọn.
ITA sau khi đã vượt mức kháng cự 61.8% (giá 36.4) thì mức kỳ vọng kết tiếp sẽ vượt đến mức kháng cự 100%.

Kết Luận:
·      Fibonacci chỉ ra những mức hỗ trợ và kháng cự giúp xác định rõ hơn mức tăng hoặc giảm kế tiếp.
·      Mức kháng cự sẽ trở thành mức hỗ trợ khi đường giá vượt lên mức kháng cự đó.
·      Mức hỗ trợ sẽ trở thành mức kháng cự khi đường giá vượt xuống mức hỗ trợ đó.
Chúng ta nên giao dịch tại những mức hỗ trợ/ kháng cự của Fibonacci
RSI CHỈ SỐ SỨC MẠNH TƯƠNG ĐỐI
RELATIVE STRENGTH INDEX

Biểu đồ chỉ số RSI (Relative Strength Indicator) - Sức mạnh tương đối
Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày). RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới dao động 0-100 (Phần dưới cùng của biểu đồ trên: RSI – 14 ngày). Đường trung bình nằm giữa màu xám 50. Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau:
Đường 50 ở giữa, là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm giá. Nếu đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng tăng giá (Bullish). Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá (Bearish).
Ở đây ta nhấn mạnh là kỳ vọng vì biểu đồ thể hiện quá khứ của cổ phiếu. Khi xác lập xu thế mới sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng tăng (hoặc giảm).
Đường 70 phía trên được coi là ngưỡng lỗ mua (overbought) nghĩa là đã mua lỗ quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống). Thường khi đường RSI rớt xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp giảm.
Đường 30 ở dưới được coi là ngưỡng lỗ bán (oversold) nghĩa là lượng bán ra quá nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Nhà đàu tư sẽ mua thêm để đẩy giá lên). Thường khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng.


Nguyên tắc mở giao dịch : BUY khi đường RSI cắt xuống dưới 30, hình thành đáy và sau đó quay lên cắt qua 30. Ngược lại, SELL khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70.
Ưu điểm : RSI là một công cụ rất tốt để dựa vào đó bạn có thể xác nhận tín hiệu mở giao dịch của bất kỳ hệ thống giao dịch đơn giản hay phức tạp. RSI cho bạn tín hiệu mở giao dịch tốt nhưng cơ hội giao dịch không thường xuyên.
Khuyết điểm : cần phải quan sát theo dõi, vẫn có tín hiệu lỗi. Đề nghị sử dụng cùng các công cụ khác.

RSI vượt xuống 50 xuất hiện mô hình Đỉnh Cầu Vai
Tín hiệu bán khi RSI vượt xuống 50
Tín hiệu mua khi RSI vượt lên 50


MACD - CHỈ SỐ BIẾN ĐỘNG CHÊNH LỆCH HỘI TỤ TRUNG BÌNH TRƯỢT


MACD là chỉ báo thị trường rất phổ biến khi sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật. Nó được cấu thành bởi 3 thành phần chính.
·      1. Đường MACD: EMA (12): Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất Trừ EMA (26): Đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất
·      2. Đường tín hiệu MACD: là đường EMA (9) của đường MACD
·      3. Đường biểu đồ MACD: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD

Chỉ báo MACD là công cụ rất có hiệu quả và nhiều tác dụng. Có 3 cách chính khi sử dụng chỉ báo  MACD:
-    Sự giao cắt của đường trung bình giá.
-    Biểu đồ MACD
-    Sự phân kỳ của MACD
MACD và sự giao cắt của đường trung bình giá (MA)
Phương pháp sử dụng đầu tiên này là sự nghiên cứu hiện tượng giao cắt của các đường trung bình giá.
-    Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm trên đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với đường MACD cắt và nằm trên đường zero.
-    Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm phía dưới đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với MACD cắt và nằm phía dưới đường zero.

Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường zero.
Tín hiệu bán: Khi MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán xuất hiện

Những tín hiệu cảnh báo này thường xuất hiện rất trễ. Nếu sử dụng sự giao cắt của đường tín hiệu và đường MACD thì tín hiệu mua bán sẽ xuất hiện sớm và nhanh hơn.
Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu của MACD.
Tín hiệu bán: xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín hiệu của MACD.

MACD và sự giao cắt của các đường trung bình là một trong những cách sử dụng kỹ thuật chỉ báo MACD. Sử dụng biểu đồ MACD và sự phân kỳ của MACD là 2 phương pháp quan trọng để đưa ra những cảnh báo đảo chiều.

Biểu đồ MACD
Biểu đồ MACD là 1 dạng khá đơn giản, nó nói lên sự khác biệt giữa đường MACD và đường tín hiệu của MACD
Có 2 điều quan trọng nằm trong biểu đồ MACD:
-    Hội tụ: Biểu đồ MACD co rút lại, điều này mang ý nghĩa là có sự thay đổi hướng đi của đường giá đang chậm lại. Đường MACD có khuynh hướng tiến gần với đường tín hiệu của MACD.
-    Phân kỳ: Biểu đồ MACD giãn ra hoặc là tăng độ cao(không kể chiều âm hay dương), điều này mang ý nghĩa làm cho hướng đi của xu hướng giá tăng lên nhanh và chắc chắn.


Khi đường giá di chuyển theo xu hướng giá một cách mạnh mẽ thì biểu đồ MACD sẽ tăng độ cao. Khi biểu đồ MACD không tăng độ cao nữa hoặc nó bắt đầu co rút lại thì thị trường lúc đó có khuynh hướng suy giảm nhẹ và cảnh báo có nhiều khả năng đường giá sẽ có đảo chiều trong thời gian sắp tới.

Tín hiệu mua: Khi biểu đồ MACD nằm dưới đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường zero.
Tín hiệu bán: Khi biểu đồ MACD nằm trên đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường zero.


Lưu ý: Biểu đồ MACD không chỉ cho ra các tín hiệu mua bán khá chắc chắn mà còn được sử dụng cho việc cảnh báo khả năng thay đổi hướng đi của đường giá.
Directional Movement Index (DMI) and Average Directional Movement Index (ADX)
Directional Movement Index (DMI)
DMI là 1 phần của chỉ báo ADX. DMI bao gồm 2 đường DI+ và DI-, hiểu một cách đơn giản là DI+ cho tín hiệu mua và DI- cho tín hiệu bán.

Tín hiệu mua: Khi DI+ cắt và đi lên phía trên DI-
Tín hiệu bán: Khi DI- cắt và đi xuống phía dưới DI+

Lưu Ý: Khi sử dụng sự giao cắt của DMI để nhận biết tín hiệu mua hoặc bán thì những tín hiệu này thường hay bị sai lệch. Để khắc phục chúng ta sẽ dùng chỉ báo ADX để xác nhận lại sự giao cắt của DMI. Chỉ báo ADX (Average Directional Movement Index) là một phần quan trọng không thể thiếu khi sử dụng chỉ báo DMI.
Average Directional Movement Index (ADX)
ADX là kỹ thuật chỉ báo thể hiện thị trường đang trong trạng thái có xu hướng hay không có xu hướng. Khi ADX đã xác nhạn có xu hướng thì kỹ thuật chỉ báo DMI sẽ chỉ ra những tín hiệu mua bán chắc chắn hơn.

Một cách hiểu nào đó chúng ta có thể cho rằng mục đích chính của ADX là để xác định rõ xu hướng hiện tại của đường giá. Nếu xác định rõ được xu hướng thị trường sẽ giúp ích cho chúng ta rất lớn, vì nó sẽ chỉ dẫn và giúp cho nhà đầu tư sử dụng những kỹ thuật chỉ báo khác để phân tích.

·      Khi thị trường đang có xu hướng (Trending Market): nhà đầu tư có thể sử dụng Moving Averages (MA), đường xu hướng (trendline) và một số các chỉ báo tiếp tục xu hướng khác.
·      Khi thị trường đang không có xu hướng rõ ràng (sideways market) hay đang biến động trong một phạm vi giá nào đó (trading range market): các nhà đầu tư có thể sử dụng các chỉ báo như là Stochastic, RSI, hoặc Williams’%R và các báo range-bound khác như là Bollinger Bands hoặc Moving Average Envelope.
ADX rất phổ biến vì nó xác định được trạng thái hiện tại của thị trường là có xu hướng hay không có xu hướng. Điều này giúp cho nhà đầu tư tránh xa những điểm yếu của các chỉ báo cũng như những cái bẫy (trap) của thị trường.
·          Moving Averages (MA): Đường trung bình MA và những biến thể của MA được sử dụng rất có hiệu quả với thị trường có xu hướng rõ ràng. Tuy nhiên trong giai đoạn thị trường đang co trạng thái củng cố xu hướng; có nghĩa là giá liên tục tăng giảm đan xen lẫn nhau thì đường MA có khuynh hướng cho ra nhiều tín hiệu mua và bán sẽ bị sai lệch.
·          Oscillators: là một chỉ báo vô cùng hiệu quả khi thị trường không có xu hướng rõ ràng. Mua khi Oscillator thấp và bán khi nó cao là khái niệm khá đầy đủ khi sử dụng Oscillator. Nhưng khi thị trường đang trong một xu hướng thì Oscillator biểu thị ít chính xác hơn; có nghĩa là thường xảy ra những tín hiệu bán khi thị trường đang tăng mạnh (bull market) hoặc cho những tín hiệu mua khi thị trường đang giảm giá mạnh (bear market).
Điều đầu tiên và luôn luôn phải nhớ khi sử dụng ADX là chú ý hướng đi của đường giá. Khi ADX dao động tăng hay giảm không có nghĩa là xác định được hướng chuyển động tiếp theo của đường giá.
·          Một xu hướng tăng giá mạnh đồng nghĩa với ADX tăng liên tục.
·          Một xu hướng giảm giá mạnh đồng nghĩa với ADX tăng liên tục.
Diễn giải ADX:
·          Dưới 20: thị trường không có xu hướng.
·          Tăng từ dưới lên trên 20: báo hiệu bắt đầu một xu hướng mới. Lúc này bắt đầu suy nghĩ đến việc mua hoặc bán trong xu hướng ngắn hạn hiện tại.
·          Dao động giữa 20 – 40: Nếu ADX tăng theo hướng từ 20 lên 40; nó hàm ý xác nhận mạnh xu hướng mới đã hình thành trước đó và tiếp tục di chuyển theo hướng đã bắt đầu. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư có thể sử dụng lệnh mua hoặc bán khống (short-sell) tuỳ theo hướng đi của xu hướng thị trường. Trong giai đoạn này, nhà đầu tư phải hạn chế sử dụng chỉ báo Oscillator và các chỉ báo tiếp tục xu hướng như là MA.
·          Trên 40: xu hướng hiện tại là rất mạnh.
·          Cắt lằn 50 theo hướng tăng: xu hướng cực kỳ mạnh.
·          Cắt theo hướng tăng trên 70: Vô địch (power trend), điều này rất hiếm khi xảy ra.


STOCHASTIC
- Chỉ báo Stochastic (Stoc) là chỉ số căn bản cho khuynh hướng của thị trường. Trong giai đọan tăng giá (bull market) thì chỉ số này đi lên, còn trong giai đọan giảm giá (bear market) thì chỉ số này đi xuống.

- Chỉ số này được cấu tạo bởi 2 đường: %K , %D và được tính tóan như sau:

%K = (giá hiện hành - giá thấp n) / (giá cao n - giá thấp n)
Với n là số phiên giao dịch trong giai đọan đang xét (mặc định thường dùng là 14)

%D = (%K x + %K x-1 + %K x-2) / 3
Là trung bình 3 phiên của %K, trong đó x là số phiên hiện hành.

- Có 2 dạng stochastic: đường nhanh (fast stochastic), đường chậm (low stochastic). Đường nhanh ảnh hưởng cực kỳ đến giá trong khi đó đường chậm chỉ đơn thuần là kết quả cân bằng của đường nhanh.

- Chì số stochastich được giới hạn từ 0 đến 100, nhưng phần lớn nó nằm quanh vị trí 20-80, nó phản ảnh các vùng quá bán (oversold) và vùng quá mua (oversbought). Đôi khi nó nằm ở những vùng 25-75 là những vùng hết sức nguy hiểm để thực hiện mua và bán vì ở tại những vùng này thường không có nhiều thông tin hỗ trợ.

Cách sử dụng chỉ báo Stochastic: đây là 1 trong những chỉ số dùng để nhận biết sự đảo chiều của thị trường.

1. Thông thường những vùng overbought/oversold là những vùng chỉ báo có sự biến động. Tín hiệu bán khi chỉ báo stoc tăng mạnh lên trên 80 và cho tín hiệu mua khi stoc rơi xuống dưới 20.

2. Khi fast stochastic (%K) các low stochastic (%D) và hướng từ dưới lên sẽ cho tín hiệu mua, việc này có hiệu quả cao khi nằm trong vùng dưới 20. Tương tự, khi %K cắt %D từ trên xuống sẽ cho tín hiệu bán, điều này có hiệu quả cao khi nằm trong vùng trên 80.

3. Phân kỳ: Khi đường giá tăng nhưng đường stochastic giảm thì cho tín hiệu bán. Khi đường giá giảm mà đường stochastic tăng thì sẽ cho tín hiệu mua.

Một tín hiệu mạnh xảy ra khi cả 3 tín hiệu trên đều cho ra 1 tín hiệu mua hay bán. Đôi khi tại những lúc thị trường đạt đỉnh thì stochastic cũng nằm ở vị trí cao nhất và khi thị trường ở đáy thì stochastic cũng ở vị trí thấp nhất. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết để thóat ra hay nhảy vào của những nhà đầu tư.




MFI - Chỉ báo đo dòng tiền
Chỉ Số đo dòng tiền MFI - money flow Index là chỉ báo kỹ thuật dùng để đo sức mạnh của dòng tiền ra vào của một chứng khoán trong giai đoạn phân tích. Nói nôm na là cổ phiếu (chứng khoán đó còn được ưu thích trong giai đoạn phân tích hay không) . MFI liên quan chặt chẻ với RSI (relative strength index) nhưng RSI liên quan đế với giá chứng khoán, còn MFI liên quan đến khối lượng (theo cách tính) .

MFI cũng chỉ ra sự phân kỳ giữa chỉ số và biến đổi về giá. Khi giá có xu hướng đi lên cao và MFI có xu hướng đi xuống thấp (hoặc ngược lại), thì khả năng đảo chiều có thể xảy ra.

Lời nhận xét: nên bán khi MFI ở trên 80 điểm và mua khi MFI ở dưới 20 điểm hoặc bán khi MFI có tín hiệu đi xuông và mua khi MFI có dấu hiệu đi lên đối với các nhà lướt sóng ngắn hạn. Tuy nhiên cần xem xét thêm RSI, Momentum, ADX và PSAR và xu thế thị trường để xét đoán chính xác hơn.

CCI - Commodity Channel Index indicators
Là chỉ số giao động được sáng lập bởi ông Donald Lambert. Nó giao động giữa 2 vùng quá mua (overbought) và quá bán (oversold). Điều kiện làm việc tốt nhất của chỉ số này là thị trường trong trạng thái ít biến động, ảm đạm (sideways market), nó không làm việc tốt khi thị trường đang trong 1 xu hướng (trending market). Bởi thế nó phải được sử dụng kết hợp với các chỉ số khác, tốt nhất là dùng kết hợp với các chỉ số định hướng Directional Movement Index (DMI). Có thể lọai trừ những sai lầm khi bạn nhận được tín hiệu bán ở vùng quá mua (overbought) trong xu thế tăng giá (bull market).

Công thức tính tóan:

1. Calculate the average price of the period
i. Average Px = (high + Low + Close) / 3
2. Calculate the Moving Average over ''''n'''' periods
i. MA = (Close 1 + Close 2 + Close 3 = ... +
Close n) / n
3. Calculate the mean deviation over ''''n'''' periods
i. Mean Deviation = ([MA last - Avg Px 1 [+] MA
last - Avg Px 2 [ + ...+ ] MA last - Avg Px n]) / n
4. CCI = (Average Price - MA) / (0.015* Mean Deviation)

Lambert đề xuất sử dụng về 1/3 chu kỳ thông thường của thị trường nó giống như là 1 giới hạn tốt nhất cho CCI. Nếu chu kỳ bình thường của thị trường là 90 ngày thì nên sử dụng thông số n=30 ngày và nên sử dụng đồ thị ngày.

CCI về bản chất là đo lường khỏang cách bao xa từ đường giá đến đường trung bình của giá (Moving Average) và đo chúng di chuyển nhanh như thế nào. Nếu đường giá nằm bên phải đường MA (Moving Average) thì giá trị của CCI sẽ là 0. Hằng số (0.015) bị hạn chế khỏang 80% thời gian nằm trong khỏang từ -100 đến +100.

Cách sử dụng:

Có nhiều chỉ dẫn để sử dụng chỉ số này nhưng có 2 cách thường dùng nhất là:

1. Tín hiệu mua và bán thật sự: Khi chỉ số CCI trên +100 và thị trường là quá mua (overbought) thì đó là cơ hội bán của chúng ta. Và khi thị trường là quá bán (oversold) với chỉ số CCI dưới -100 thì đó là cơ hội mua của chúng ta.

2. Phân kỳ (Divergence Indicator): Nếu đường giá tăng mà chỉ số CCI giảm thì giá sẽ thường đổi chiều sau đó.

Nó thật sự là chỉ số mạnh khi được kết hợp với các chỉ số về đường hướng (directional indicator). Nó sẽ cho tín hiệu sai khi xu hướng của thị trường chống lại cái tín hiệu đó. Ngược lại nó rất chính xác khi có tín hiệu mua trong thị trường tăng (bull market) và tín hiệu bán khi thị trường giảm (bear market).

Có rất nhiều cách sử dụng chỉ báo này. Nó có thể sử dụng để xác nhận điểm thóat (breakout) trong phạm vi gần của xu hướng. Nó còn được sử dụng để đo gia tốc của thị trường.

Ví dụ dưới đây chỉ báo CCI cho tín hiệu bán khi > +100 và tín hiệu mua khi <-100

Williams %R
Chỉ số Williams %R là một chỉ số biến động giá. Chỉ số này tương tự như Chỉ số Tỷ lệ Thay đổi ROC và chỉ số Sức mạnh Tương đối RSI. Chỉ số này bao gồm một đường đơn dịch chuyển lên xuống trong biên độ 0 và 100. 
Chỉ số Williams %R so sánh giá đóng cửa cửa phiên giao dịch gần đây nhất với khoảng giá giao dịch trong quá khứ: 
·      Nếu giá đóng cửa gần đây nhất càng gần với mức giá cao nhất của khoảng giá trong quá khứ thì đường Williams %R sẽ càng gần với cực trên của khoảng giao động. 
·      Ngược lại, nếu giá đóng cửa gần đây nhất gần đáy của khoảng giá trong quá khứ, đường Williams %R sẽ gần đáy của khoảng giao động.
Bất cứ lúc nào đường Williams %R mà nằm trên 80 hoặc dưới 20 thì giá cổ phiếu đều được xem là biến động thái quá (“over-extended”). Khi quý vị quan sát thấy tình huống này, thì có khả năng cao giá cổ phiếu sẽ đảo chiều.
Chỉ số Williams %R tạo ra các tín hiệu Mua và Bán khi nó di chuyển ra khỏi vùng biến động thái quá (trên 80 hoặc dưới 20) và quay trở lại vùng giữa của khoảng giao động – như quý vị có thể quan sát với trường hợp của Home Depot (HD) trong biểu đồ dưới đây.





BÀI ĐỌC THÊM
Siêu đòn bẩy trên thị trường chứng khoán(kỳ 1): 
Nỗi sợ hãi mang tên “tổng kho”.
Hôm nay một kho bán ra 3 triệu cổ phiếu. Thế là nhà đầu tư hoảng, đồng loạt bán theo, làm giá cổ phiếu giảm sàn”, H, một môi giới chứng khoán nhắn cho khách hàng, giải thích về lý do cổ phiếu mà anh vừa tư vấn cho khách hàng mua trước đó đang đi ngang, bỗng nằm sàn. 
Những ngày sau đó, cổ phiếu trên liên tục rơi sàn, bởi việc bán ra của nhiều kho khác. Đây không phải trường hợp cá biệt, bởi thực tế, sự phát triển ngày một sôi động của các “tổng kho” trên thị trường chứng khoán đang góp phần tạo ra rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư.
Siêu lợi nhuận nhờ tổng kho
Không cần quan tâm đó là cổ phiếu nào, miễn có thanh khoản và có 20 - 25% tiền đặt cọc, nhà đầu tư có thể thông qua các tổng kho để mua cổ phiếu. Hình thức khá đơn giản: nhà đầu tư chuyển tiền vào tài khoản của tổng kho phần đặt cọc, phía tổng kho sẽ đặt lệnh giao dịch mua vào. Kỳ hạn vay tiền mua các cổ phiếu này không bị giới hạn, nhưng mức lãi suất  khá “chát”: trên 20 - 23% mỗi năm.
Các giao dịch này đều dựa trên niềm tin, khi nhà đầu tư tin tưởng rằng, các khoản ký gửi của mình sẽ an toàn nơi tổng kho. Và trên thực tế, thị trường cũng chưa ghi nhận được trường hợp nào tổng kho “cuỗm” tài sản của khách.
Tổng kho ra đời là đáp ứng cơn khát kiếm lời của một bộ phận nhà đầu tư trong bối cảnh muốn sử dụng đòn bẩy lớn. Trên thực tế, rất nhiều mã chứng khoán có thanh khoản tốt, nhưng lại không nằm trong danh mục cổ phiếu được phép giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán, hoặc nếu có thì ở tỷ lệ thấp, thậm chí chỉ được vay  3 - 5% giá trị giao dịch.

Nếu giả định cổ phiếu tăng giá 20% trong vòng 10 ngày, khi sử dụng giao dịch qua các tổng kho với lãi suất 24%/năm, đặt cọc 20%, nhà đầu tư có thể được hưởng mức lợi nhuận lên tới trên 97%. Đây là một con số cực kỳ hấp dẫn cho các giao dịch đầu tư. Và thông thường, tại thị trường chứng khoán mà các nhà đầu tư coi T+3 là một kỳ hạn đầu tư phổ biến, sự hình thành nên các tổng kho là một loại công cụ tạo nên siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư dám liều.
Thế nhưng, sự đời không như là mơ.
Với mức cho vay lên tới 75 - 80% tổng giá trị khoản mua, chỉ cần 1 phiên cổ phiếu sụt giảm mạnh, các nhà đầu tư sẽ bị các tổng kho bán ồ ạt ra thị trường. Trong tình huống này, nhà đầu tư thường có nguy cơ mất trắng, bởi bản thân việc bán cổ phiếu bằng mọi giá đã tạo nên một cú hẫng giá cổ phiếu trên thị trường. Sử dụng đòn bẩy lớn tức là nhà đầu tư đã chấp nhận câu chuyện “được ăn cả, ngã về không” trong các thương vụ.
Những hiểm họa cho thị trường chứng khoán
Cổ phiếu X, với thanh khoản tốt và do đứng ngoài danh sách được phép giao dịch ký quỹ, là một trong những mã chứng khoán được các nhà đầu tư giao dịch ủy thác qua các tổng kho rất nhiều.
Trong đà tăng giá lên tới gần 100% giai đoạn trước, các nhà đầu tư sử dụng tổng kho đạt được mức siêu lợi nhuận.
Nhưng khi dư vị của những trái ngọt từ đợt tăng giá lần trước chưa kịp tan, nhà đầu tư lại bước vào một con sóng mới. Một loạt nhà đầu tư lao vào bắt đáy khi cổ phiếu này giảm giá tới hơn 30% từ mức đỉnh con sóng trước. Những thông tin về tái cấu trúc doanh nghiệp càng khiến nhà đầu tư tự tin. Ở mức giá tưởng chừng không thể giảm hơn nữa, nhà đầu tư bắt đầu dùng vốn từ tổng kho.
Và điều rủi ro nhất đã xảy ra khi mã X bị một tổng kho khác bán ra ồ ạt, vì lý do trong danh mục vay của khách có một mã giảm sàn mất thanh khoản, nên X bị bán để bù đắp khoản vay. Một đợt giảm giá liên tục kéo dài bởi việc các tổng kho lần lượt bán khiến chỉ trong thời gian ngắn, X chỉ còn trên 50% thị giá so với giai đoạn trước. Đà giảm chỉ dừng lại khi các tổng kho ngừng xả hàng vì đã bán xong.
Điều đáng nói trong câu chuyện về sự tồn tại của các tổng kho không phải là việc nhà đầu tư chấp nhận lãi lớn hoặc mất trắng khi sử dụng công cụ siêu đòn bẩy này, mà chính là những hệ lụy đến toàn thị trường. Khi một mã chứng khoán bất ngờ bị chất bán khoảng vài triệu cổ phiếu, người muốn mua sẽ chùn tay lại vì tâm lý thận trọng. Người muốn bán sẽ vội vàng bán ra. Tất cả hỗ trợ cho một đợt giảm dài và thị trường lao dốc

Siêu đòn bẩy trên thị trường chứng khoán (kỳ II): 

Nhận diện những mã ưa thích của “tổng kho”

·                                  
Hoạt động của “tổng kho” trên TTCK đang tạo ra những biến động tăng hoặc giảm giá mạnh của không ít mã cổ phiếu. Những mã chứng khoán dễ nằm trong danh mục tổng kho có chung một số đặc điểm và thực ra không khó tìm, nếu chịu hỏi… môi giới.
3 đặc điểm nhận dạng cổ phiếu hàng “tổng kho”
Nguyễn Hữu P. là một nhà đầu tư cá nhân tại Hà Nội, hiện đang đầu tư cho chính mình kiêm quản lý gần 10 tài khoản cá nhân khác. Tổng quy mô vốn tự có các tài khoản này tính đến hết tháng 6/2017 là gần 250 tỷ đồng.
Trong 3 tháng liên tiếp, từ tháng 7 - 9 vừa qua, tài khoản do P. quản lý liên tục tăng trưởng, giá trị tài sản ròng bật mạnh, vượt rất xa mức bình quân chung của VN-Index. May mắn đã chạm 1 bàn tay lên vai P. khi những cổ phiếu trong danh mục đều tăng giá.
Sử dụng sự hỗ trợ của một số “tổng kho” với mức đòn bẩy tỷ lệ 400% (đặt cọc 20% giá trị giao dịch), một số mã trong danh mục của nhà đầu tư P. tăng giá trên 30% trong thời gian ngắn. Đây là lý do chính giúp P. hưởng siêu lợi nhuận từ các khoản đầu tư của mình.
Thế nhưng, chỉ một đợt giảm giá từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, tỷ suất lợi nhuận khủng mà P. đạt được giai đoạn 3 tháng trước đó đã… tan thành mây khói.
P không phải là không biết đến cách đa dạng hóa danh mục. Tuy nhiên, do đặc điểm chung các cổ phiếu lựa chọn trong danh mục của P. đều là quy mô vốn hóa lớn, có sóng và thanh khoản cao, các “tiêu chuẩn” này cũng là những tiêu chuẩn được nhà đầu tư ưa thích sử dụng siêu đòn bẩy tại các tổng kho khác.
Khi một mã cổ phiếu giảm giá mạnh, cả nhóm cổ phiếu có liên quan đều bị bán ra để thu hồi nợ, kéo theo hiệu ứng giảm. Với tỷ lệ đặt cọc thấp 20 - 25%, khi giá chứng khoán giảm, nhà đầu tư rất dễ "cháy" tài khoản. Khi 1 mã cháy sẽ lan sang các mã khác, tạo nên phản ứng dây chuyền.
Thanh khoản lớn là một trong những ưu tiên đặc biệt của nhà đầu tư. Với những mã chứng khoán có đủ các yếu tố như mức độ biến động giá lớn, thanh khoản cao, đặc biệt là yếu tố lượng cổ phiếu tự do lưu hành nhiều…, độ rủi ro giá do phụ thuộc vào giao dịch của các “tổng kho” là rất lớn. Thông thường, hoạt động của các tổng kho với các mã này chủ yếu là cho nhà đầu tư vay đầu tư chứng khoán.
Với trường hợp các mã chứng khoán có thanh khoản lớn, lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng nhiều, nhưng biến động giá không quá cao, các tổng kho còn có thêm một nghiệp vụ nữa là cho vay cổ phiếu để nhà đầu tư giao dịch. Mức phí cho vay sẽ phụ thuộc vào từng loại hàng và tùy giai đoạn diễn biến thị trường cũng như biến động của giá cổ phiếu cụ thể.
Bình luận về hoạt động của các tổng kho, một môi giới nổi tiếng trong ngành  nói: “Với những mã chứng khoán được nhiều nhà đầu tư vay vốn đầu tư từ các tổng kho, cổ phiếu không giảm giá thì thôi, còn khi có biến động giảm thì xác định là mất đứt 50% thị giá là hết sức bình thường. Cơ hội lãi lớn là có, nhưng trong một vài trường hợp, các kho cũng bị vỡ. Khi đó, cổ phiếu có thể sẽ rất khó tìm thấy đáy và mất trắng là hiển nhiên”.
Không ít mã cổ phiếu có diễn biến thất thường trên sàn chứng khoán. Trong đó, giá một số mã giảm mạnh, bên cạnh câu chuyện sức khỏe của các doanh nghiệp còn có thể vì nhiều nguyên nhân khác mà tổng kho là câu chuyện không loại trừ.
Tổng kho: Anh là ai?
Nhìn danh sách cổ đông mới chốt của một công ty niêm yết, nhà đầu tư Trần Văn M. lắc đầu ngao ngán: “Có tới 5 đầu tổng kho có mặt ở đây, bảo sao giá cổ phiếu không bị tung hứng”.
Danh sách cổ đông của doanh nghiệp trên được lập ít ngày trước khi mã cổ phiếu này lao dốc. Tham khảo các đầu môi giới, nhà đầu tư M. phát hiện, ở phiên tạo đỉnh, cổ phiếu bị một kho bán ra gần 3 triệu đơn vị, với lý do… thu hồi nợ.
Khách hàng của tổng kho này đã bị lỗ ở một mã cổ phiếu khác, nên “người cầm cái” đành thất lễ, bán gấp mã đang nóng để thu vốn về. Phản ứng ngay sau đó là các tổng kho khác liên tiếp bán ra, tạo vòng xoáy cho một đợt giảm lớn của cổ phiếu. Những người nhìn qua sẽ rất khó hiểu, vì sao doanh nghiệp chẳng có gì bất thường, sao giá lại giật mạnh?
“Công đông T.M.T thực ra là một tổng kho có tiếng”, ông M. chia sẻ. Hình thái hoạt động của các tổng kho này là một người “cầm cái” quản lý hàng chục tài khoản mở ở nhiều công ty chứng khoán, nhưng tập trung chủ yếu ở các công ty chứng khoán trong Top 10.
Bình thường, đó là các tài khoản đầu tư, không có dấu hiệu gì sai luật. Nhưng phía sau đó là các hoạt động vay mượn ngầm có lãi suất cao, sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho những nhà đầu tư khát kiếm lãi lớn trong ngắn hạn.
Quan sát từ thị trường cho thấy, những mã chứng khoán thuộc hàng “lướt sóng” đều có sự tham gia rất tích cực của các đầu tổng kho, với số lượng lên tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đơn vị mỗi đầu quản lý.
Cơ chế vận hành chung của các tổng kho là dùng nguồn tiền bên ngoài (nhàn rỗi, thường tài trợ bởi ngân hàng và các nguồn tín dụng trôi nổi khác) và lập kho tiền - hàng cho khách hàng vay, mức lãi suất trên 20%/năm.
Hoạt động của các tổng kho gắn bó khá mật thiết với các môi giới tại nhiều công ty chứng khoán, không chỉ ở khâu kết nối cung - cầu khách hàng, mà quan trọng hơn là chia sẻ lợi ích khi phát sinh giao dịch.
Không quá khó để tìm một tổng kho, nhưng nếu không phải là nhà đầu tư lớn, hoặc được mối tin cậy giới thiệu thì nhà đầu tư cá nhân thông thường sẽ chỉ gặp các kho nhỏ. Các đầu tổng kho lớn sẽ chỉ tiếp các “khách sộp”, với số dư giao dịch lên tới hàng triệu cổ phiếu mỗi mã.
Đặc điểm chung các mã chứng khoán trong danh mục tài khoản là thanh khoản cao, hàng tự do nhiều và chủ yếu là không có tên trong danh mục được phép giao dịch ký quỹ. Muốn tiếp cận với các tổng kho, hỏi môi giới là… biết liền.

Bắt đáy ngắn hạn là điều không nên làm


“Không nên mua bắt đáy trong những phiên TT có hiện tượng bán tháo trong chu kỳ giảm, đặc biệt là khi TT tăng điểm trở lại sau đó với biên độ dao động lớn từ 20 điểm trở lên”.
Đó là kết luận của bà Chu Hồng Nhung, chuyên viên phân tích CTCP Chứng khoán Âu Việt (AVS), sau khi thống kê về những đợt lao dốc của thị trường trong vòng 5 năm trở lại đây. Bà Nhung đưa ra thống kê này tại buổi offline Câu lạc bộ PTKT Vietstock diễn ra cuối tuần qua tại TPHCM với chủ đề “Chiến thuật mua bắt đáy trong ngày bán tháo có hiệu quả?”.
Bắt đáy ngắn hạn rủi ro cao
Thống kê của bà Nhung từ năm 2006 đến đầu năm 2011 trên HOSE có 36 phiên VN-Index giảm mạnh từ 4% trở lên. Theo thống kê này, mức lãi trung bình ở ngày T+4 chưa có lần nào vượt qua 10% trong khi có đến 6 lần cho lỗ trung bình hơn 10%. Trong nhóm cổ phiếu tăng giá, mức sinh lãi trung bình chỉ là 5.13% trong khi nhóm cổ phiếu giảm giá có mức lỗ trung bình 5.44%.
Đối với ngày T+5, mức lãi trung bình có 1 lần vượt qua 10%, 1 lần sát 10% trong khi có đến 2 lần cho lỗ trung bình hơn 15%, 1 lần sát 15% và 1 lần hơn 10%. Nhóm cổ phiếu tăng giá có mức lãi trung bình là 5% và nhóm cổ phiếu giảm giá có mức lỗ trung bình là 6.61%.
Thống kê tương tự với các ngày T+6, T+7 và T+8, bà Nhung rút ra kết luận “Nếu mua cổ phiếu vào ngày VN-Index giảm từ 4% trở đi thì xác suất bị lỗ vào ngày T+4 là 57.19% cao hơn so với xác suất sinh lời là 42.81%. Và trong nhóm cổ phiếu bị lỗ, mức lỗ trung bình của mỗi cổ phiếu là -7.07% cũng cao hơn so với nhóm cổ phiếu sinh lãi (mức lãi trung bình là 5.50%). Với ngày T+5, T+6, T+7 và T+8 nếu áp dụng chiến thuật này và giữ đến ngày T+5, T+6, T+7 và T+8 thì xác suất bị lỗ cao hơn T+4, và mức độ lỗ trung bình của mỗi cổ phiếu cũng cao lên dần”.
Bà Nhung còn cho biết thêm, nếu tính cho toàn bộ cổ phiếu giao dịch trên Sở GDCK TPHCM, nếu mua cổ phiếu vào ngày VN-Index giảm từ 4% trở lên thì lợi nhuận kỳ vọng vào ngày T+4 sẽ là -0.91%, tương tự với T+5, T+6, T+7 và T+8 mức lỗ lần lượt là -1.95%, -2.18%, -2.34% và -2.70%.
Thống kê tương tự cho sàn HNX thì có đến 64 phiên HNX-Index giảm từ 4% trở lên và việc mua cổ phiếu vào những ngày này thì xác suất bị lỗ vào ngày T+4 là 50.42%, trong khi xác suất sinh lời chỉ là 49.58%. Và trong nhóm cổ phiếu bị lỗ, mức lỗ trung bình của mỗi cổ phiếu là -6.21% cao hơn so với nhóm cổ phiếu sinh lãi. Với các ngày T+5, T+6, T+7 và T+8 việc mua và nắm giữ cho đến những ngày này thì xác suất bị lỗ cao hơn T+4, và mức độ lỗ trung bình của mỗi cổ phiếu cũng cao lên dần.
Tính cho toàn bộ cổ phiếu giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội, nếu mua cổ phiếu vào ngày HNX-Index giảm từ 4% trở lên thì lợi nhuận kỳ vọng vào ngày T+4 sẽ là -0.11%, tương tự với T+5, T+6, T+7 và T+8 mức lỗ lần lượt là -0.93%, -1.2%, -1.07% và -1.25%.
Vì sao nhà đầu tư bắt đáy?
Bà Nhung giải thích thêm rằng: “Thông thường tại những thời điểm 2 chỉ số xảy ra tình trạng rớt sâu từ 4% trở lên tình hình vĩ mô không ổn định và thị trường liên tục đón nhận những tin xấu. Việc thị trường liên tục giảm điểm sẽ làm cho áp lực bán ra ngày càng gia tăng, đặc biệt là khi trước đó thị trường có sự tham gia mạnh mẽ của dòng tiền đầu cơ, với những tỷ lệ margin ở mức cao”.
Và khi đó, thị trường như một vòng luẩn quẩn, Index liên tục giảm và xuyên phá các ngưỡng hỗ trợ quan trọng làm cho áp lực bán để tránh giải chấp trở thành một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng bán tháo bắt đầu hình thành và gia tăng dần. Càng bán tháo, thị trường càng giảm mạnh và theo đó, lực bán giải chấp (đối với những tài khoản margin đã đến ngưỡng giới hạn an toàn) cũng xảy ra.
Lý giải về nguyên nhân của việc bắt đáy bà Nhung cho biết: “Khi tình trạng bán tháo xảy ra, đặc biệt là với những phiên chỉ số rớt sâu từ 4% trở lên, cũng là lúc hiện tượng bắt đáy xuất hiện. Tâm lý những nhà đầu tư bắt đáy là họ tin vào lý thuyết “Thị trường hiệu quả” và mua vào trong những phiên giảm mạnh với niềm tin là tất cả thông tin đã được phản ánh vào giá”.
Nếu phán đoán của nhà đầu tư đúng thì vào ngày T+4, T+5, T+6, T+7 thậm chí T+8 áp lực bán chốt lời sẽ khá cao, bởi kỳ vọng về tình hình vĩ mô khó ổn định chỉ trong vài ngày là khó xảy ra và tâm lý của nhà đầu tư lúc này vẫn còn rất bất an.
Do đó, với mức sinh lãi từ 5%-10% chỉ trong 4-8 ngày nên nhà đầu tư thường có tâm lý chốt lời ngay, điều này chính là một trong những nguyên nhân khiến thị trường nhanh chóng giảm lại.
Ngược lại nếu phán đoán không thành công thì tâm lý của họ dao động càng mạnh vì đã có một hành động sai, do vậy sẽ gây ra động thái bán bằng mọi giá. Đây cũng là lý do cho thấy, có những phiên mức độ lỗ trung bình trong T+5, T+6, T+7 và T+8 rất cao (trên 15%).
Dấu hiệu về khối lượng và những phiên tăng điểm
Giải thích việc thị trường xuất hiện những phiên tăng điểm trong chu kỳ giảm mạnh, bà Nhung cho biết tính từ đầu năm 2008 đến nay, sàn HOSE có tổng cộng 8 phiên tăng điểm với biên độ dao động trong phiên lớn từ 20 điểm trở lên. Trong đó, có 3 phiên xảy ra trong giai đoạn giảm và có sự xuất hiện của phiên giảm từ 4% trở lên là các phiên diễn ra vào ngày 15/09/2008; 27/11/2009 và 26/05/2011.
Theo bà Nhung, đó là một trong những dấu hiệu chứng tỏ dòng tiền lớn bắt đầu tham gia thị trường trở lại. Sự tham gia của dòng tiền lớn giúp chặn đà giảm của chỉ số và đẩy chỉ số phục hồi, tuy nhiên, điều này không có nghĩa thị trường đã tạo đáy.
Hầu hết sau những phiên tăng điểm với biên độ lớn, thị trường thường tăng chậm lại, khối lượng giao dịch cũng sụt giảm đáng kể và lực cầu mạnh cũng nhanh chóng suy yếu dẫn đến việc thị trường dễ dàng quay đầu giảm điểm sau đó.
Ngoài ra, khối lượng giao dịch cũng là dấu hiệu quan trọng để xác định xu hướng tiếp theo của thị trường. “Thông thường khi thị trường xảy ra hiện tượng bán tháo thì khối lượng giao dịch thường có sự cải thiện so với những phiên trước do cung giá thấp đáp ứng hầu hết các mức cầu, kể cả cầu bắt đáy. Tuy nhiên đa phần chỉ số vẫn giảm mạnh. Điều này chứng tỏ cung vẫn lấn át và nắm thế chủ động so với cầu” bà Nhung lý giải.
Nếu phiên kế tiếp chỉ số phục hồi trở lại nhưng khối lượng giao dịch lại sụt giảm, thể hiện rõ nhất là cung suy giảm trong khi cầu không có nhiều cải thiện thì đây là dấu hiệu cho thấy thị trường đang tiết cung nhằm kiềm hãm bớt đà giảm của chỉ số. Vì vậy, chỉ cần chỉ số phục hồi trở lại khoảng vài 3 phiên là lực bán mạnh lại nhanh chóng xuất hiện, đẩy chỉ số tiếp tục xu hướng giảm đã hình thành từ trước.

Bắt “dao rơi” không phải là chiến thuật tồi nếu nhà đầu tư không bị “chảy máu”. Điểm bắt dao rơi thường là các ngưỡng hỗ trợ trên phương diện kỹ thuật.


Những di chứng nặng nề của các cổ phiếu tăng giá chóng mặt đột ngột chuyển sang rớt sàn không phanh vẫn diễn ra hàng ngày trên thị trường. Bên cạnh phong trào đua trần với cổ phiếu tăng nóng, chiến thuật bắt “dao rơi” cũng được không ít nhà đầu tư ưa rủi ro lựa chọn.
“Dao rơi” là tiếng lóng mà giới đầu tư (kể cả trên thế giới) gọi những cổ phiếu sau một quá trình tăng “bốc hỏa” bắt đầu chuyển sang “chế độ” rớt sàn tự động mỗi ngày. Thanh khoản cực thấp, bán giá sàn chất đống là những đặc điểm dễ nhận thấy của các “con dao” này.
Khi cổ phiếu tăng càng nóng thì nguy cơ biến thành “dao rơi” càng lớn, bất kể doanh nghiệp làm ăn tốt thực sự hay cổ phiếu bị kéo lên một cách cố ý. Nguyên nhân chính vì tính đầu cơ trên thị trường quá cao. Dù doanh nghiệp tốt được số đông chú ý và tăng giá bình thường, đến lúc nào đó sẽ trở thành bất thường và tăng quá mức chấp nhận được của phân tích cơ bản.
Mặt khác, không một cổ phiếu nào có thể tăng giá, dù là tốt hay xấu, nếu thiếu vắng dòng tiền lớn tham gia mua. Dòng tiền lớn đóng vai trò “lái tầu”, là “nhiên liệu”, và đó thường là những đồng tiền thông minh. Họ thông minh vì nhìn ra những cổ phiếu tốt bị lãng quên và có triển vọng tăng nếu được hỗ trợ bởi thông tin, đồng thời họ thường thoát ra ở những mức giá an toàn, hay tiếng lóng trong giới là “vừa miếng” thì rút.
Khi dòng tiền thông minh đã rút ra thì cũng như con tàu bị bỏ lái, tắt máy. Giá cổ phiếu vẫn có thể tăng tiếp khi những tay chơi lớn thoát đi vì một chiếc xe dù tắt máy vẫn có thể đi tiếp nhờ quán tính.
Động lực nào tạo nên quán tính tăng giá tiếp? Đó là lực mua của những người chậm chân, của những người lỡ bán sớm. Tuy nhiên quán tính không bao giờ có thể đẩy con tàu đi xa, vì về cơ bản, đó là một con tàu đã cạn nhiên liệu.
AGC là một trong những ví dụ tốt về một cổ phiếu có sự hỗ trợ về mặt cơ bản trong quý 2 vừa qua. Trong tháng 7, AGC tăng khoảng 136,7% sau khi tích lũy gần 2 tháng quanh giá 14.000 đồng/cổ phiếu. Kết quả kinh doanh quý 1/2010 của AGC không có gì ấn tượng với mức lãi sau thuế 0,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nếu xét kỹ hơn về cơ cấu tài chính, AGC có một lượng hàng tồn kho khổng lồ trị giá tới 318,4 tỷ đồng sau khi đã trừ đi các trích lập dự phòng. Đây là khoản tiền lớn nếu so với mức vốn góp 83 tỷ đồng. Nếu giá hàng hóa (cà phê) của AGC tăng thì công ty có thể hoàn nhập dự phòng, thậm chí dôi tiền. Nếu AGC bán được lượng hàng lớn trong quý 2 thì lợi nhuận sẽ không nhỏ.
Mọi vấn đề chỉ là “nếu”, nhưng dòng tiền thông minh sẵn sàng đặt cược cho một khả năng rất có thể xảy ra. Thực tế quý 2 của AGC chứng minh giả thiết “nếu” đó đã xảy ra, công ty lãi tới 19,4 tỷ đồng nhờ thanh lý phần lớn số hàng tồn kho.
AGC tăng trên 136% có phải là nóng? Lúc cổ phiếu này đang đà đi lên thì không ai có thể trả lời được độ nóng bao nhiêu là đủ. Chỉ biết rằng AGC bắt đầu có hiện tượng ra hàng sau khi đạt mức tăng 100%, khoảng giá 25.700 đồng/cổ phiếu sau nhiều phiên kịch trần liên tục vì bị chặn mua. Nhìn lại quá khứ thì rõ ràng AGC bắt đầu bị phân phối mạnh từ 25.000 đồng đến khoảng trên 30.000 đồng. Quãng giá này là quán tính tăng của AGC nhưng lực mua không thực sự mạnh, thậm chí xen kẽ một số phiên giảm.
AGC nhờ yếu tố cơ bản nên được bắt “dao rơi” sau khi đã trả lại gần 41% mức giá đã tăng trước đó, về khoảng 17.900 đồng/cổ phiếu, vẫn ở một mặt bằng giá cao hơn điểm xuất phát. Còn với khá nhiều số cổ phiếu khác, điểm đảo chiều kỹ thuật lại là một cái bẫy để khóa thêm một khối lượng lớn nhà đầu tư tham lam khác.
AAA là ví dụ cho trường hợp này. Sau khi “của thiên trả địa” hết, cổ phiếu nay rơi về giá 52.000 đồng – 54.000 đồng, tương đương điểm xuất phát ban đầu và hiện tượng bắt đáy diễn ra. Tuy nhiên khối lượng kẹp lại quanh đỉnh 90.000 đồng quá lớn và lực bắt đáy không đủ để cản đà rơi. Không ít nhà đầu tư liều mạng đã “chảy máu” khi bắt “con dao” này và giá hiện khoảng 38.000 đồng/cổ phiếu.
LTC thậm chí còn “hoàn hảo” hơn: cổ phiếu này tăng 88% trong 17 phiên đầu tháng 9 và rơi sàn liên tục 8 phiên, trả lại khoảng 37% giá tính từ đỉnh. Về ngang điểm xuất phát 60.000 đồng/cổ phiếu LTC được bắt “dao” và trụ được 3 phiên. Hành trình lao dốc lại tiếp tục với 7 phiên sàn nữa và giá còn 35.700 đồng với dư bán sàn gần 200.000 đơn vị mỗi ngày. LTC đã làm “đứt tay” nhiều người với khoảng 522.000 cổ phiếu.
Trong khi đó, con tàu đang xuống đèo mang tên HTV đã chạy 12 phiên sàn liên tục mà vẫn chưa xuất hiện “anh hùng” nào dám dũng cảm ra bắt dao rơi. Có lẽ vì đà rơi của “con dao” này khủng khiếp quá. Hôm nay HTV vẫn còn bị nện sàn khoảng 350.000 cổ phiếu, dù đã ít hơn nhiều so với khối lượng vài triệu trước đó, nhưng quán tính rơi mạnh đến mức xuyên “ngọt” qua các ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật khiến nhiều người sợ. HTV còn hai mức hỗ trợ nữa tại ngưỡng 20.000 đồng/cổ phiếu và chân “núi” ở mức 16.000 đồng - 17.000 đồng/cổ phiếu.
Bắt “dao rơi” không phải là chiến thuật tồi nếu nhà đầu tư không bị “chảy máu”. Điểm bắt dao rơi thường là các ngưỡng hỗ trợ trên phương diện kỹ thuật. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp giá không tạo nên nổi một cú nảy kỹ thuật dài hơn T+4 vì hai yếu tố: lực cung quá mạnh do mức hỗ trợ chưa đủ cứng và; xu hướng thị trường chung không đủ mạnh để thu hút lực mua.
Ngoài ra, bắt “dao rơi” không bao giờ có thể hãm đà rơi chỉ trong một phiên, nếu “con dao” rơi xuống từ “đỉnh núi”. Do đó nhà đầu tư không nên lo bị mất cơ hội. Tín hiệu an toàn thường thể hiện ở khối lượng: Lượng mua đủ lớn để tạo một đáy khá vững cho cổ phiếu, chấm dứt chuỗi ngày giảm không phanh và xác lập một mặt bằng an toàn.

Mánh làm giá của đại gia và công ty chứng khoán

Thời gian gần đây trên TTCK, cứ mỗi khi thị trường khởi sắc, người ta lại nhận thấy có dấu hiệu làm giá trên một số mã chứng khoán, với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.
Dấu hiệu của sự làm giá dễ nhận thấy trong những phiên giao dịch khởi sắc đầu tháng 4/2008 là: Ở một số mã chứng khoán, lượng dư mua dư bán rất bất thường, dư mua rất cao và dư bán rất thấp. Các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ sẽ rất dễ bị hút theo diễn biến này của thị   trường. Tuy nhiên, lệnh của các nhà đầu tư nhỏ rất ít khi được thực hiện do lượng dư mua vốn đã rất lớn trong khi lượng bán ra lại nhỏ giọt. Trong liên tiếp nhiều phiên, các mã chứng khoán đều tăng trần và càng trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
Điểm đáng chú ý trong tình trạng trên là việc lượng dư mua cao bất thường ở các mã chứng khoán nhỏ, ít cổ phiếu. Thậm chí giá trị mua lên tới gần trăm tỷ đồng, trong khi tổng giá trị giao dịch toàn thị trường của Vn-Index gần đây chỉ khoảng 500 tỷ và Hastc là khoảng 150 tỷ. Nhiều nhà đầu tư cho rằng có điều này các đại gia làm được điều này phải nhờ tới sự tiếp tay của công ty chứng khoán, bằng cách liên tục đưa vào hệ thống các lệnh mua "ma" với giá trần, ATO, và ATC.
Theo cán bộ kinh doanh của một công chứng khoán tại Hà Nội, phương thức làm giá như sau: Đầu tiên, trong những phiên ảm đạm của thị trường, các đại gia dùng nhiều tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán để gom dần cổ phiếu của các công ty nhỏ, vốn ít, thanh khoản thấp. Trong những phiên hồi phục của thị trường, công ty chứng khoán tiếp tay bằng các lệnh mua "ma" được đưa vào hệ thống. Các cổ phiếu trên trở nên cực kỳ "hot" khi lượng dư mua giá trần luôn cao bất ngờ so với ngày thường, và dư bán bằng không. Ngay khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều, các cổ phiếu này lập tức được bán ồ ạt. Người mua sau cùng sẽ "lãnh đủ" hậu quả của việc mua hớ.
Vị cán bộ kinh doanh trên cho biết, khác với phương pháp tiếp tay "cổ điển" là đặt và hủy lệnh trong cùng một phiên, hoặc rao mua và bán trong cùng một phiên vốn rất "thô" và dễ bị phát hiện, phương pháp này khó kiểm soát hơn rất nhiều. Thông thường UBCK sẽ rà soát lại các lệnh đã được khớp từ các công ty chứng khoán để kiểm tra xem có dấu hiệu vi phạm quy định về giao dịch hay không. Nhưng trên nguyên tắc Ủy ban sẽ không kiểm tra những lệnh không được khớp. Như vậy tất cả các lệnh "ảo" được đặt vào hệ thống cũng sẽ rất khó bị phát hiện.
Bằng việc gom hàng từ trước với giá thấp, và bán ra với giá cao, các đại gia sẽ luôn là người hưởng lợi đầu tiên từ chênh lệch giá.
Tiếp đến các công ty chứng khoán sẽ thu lợi từ phí giao dịch khoảng 0,25% đến 0,35% giá trị mỗi lần giao dịch. Ngoài ra họ có thể được đại gia "lại quả" khoảng 0,3% đến 0,4%. Như vậy với mỗi "vụ", các CTCK sẽ thu được khoảng 0,5% đến 0,8% giá trị giao dịch. Một đại gia có thể giao dịch lên đến hàng chục tỉ, vì vậy nguồn lợi mà các công ty chứng khoán thu được cũng không nhỏ.
"Các nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm khoảng 20% tổng vốn thị trường nhưng lượng giao dịch của họ lại chiếm tới 80% giá trị giao dịch trong một phiên", bà Thu Hiền, giám đốc Công ty Đầu tư, phát triển và xây dựng Ba Đình nhận xét. Nếu thị trường mất tính minh bạch khiến nhóm các nhà đầu tư cá nhân rời bỏ chứng khoán, thì hậu quả rất tai hại. Người chịu thiệt khi đó không chỉ là các tổ chức phát hành, mà còn là chính các công ty chứng khoán.

Tôi là một nhà đầu tư chứng khoán thất bại!


Phải nói chân tình rằng, sau 5 năm tham gia thị trường, không những thất bại nặng nề mà tới lúc này tôi không còn chút niềm tin vào thị trường, không biết phải đầu tư như thế nào mới thành công?

Trước hết tôi xin giới thiệu với các bạn, tôi là một nhà đầu tư chứng khoán đã được trang bị cả kiến thức phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, “ăn chứng khoán, ngủ chứng khoán” được 5 năm nay. Tôi đầu tư bằng số vốn tích lũy sau hơn 10 năm lăn lộn với công việc bán hàng, quản lý cấp trung tại công ty nước ngoài, và cả tiền vay mượn của người thân. Nhưng tôi đang thực sự thất bại và tuyệt vọng với nghề đầu tư chứng khoán!
Mùa thu năm 2009, trong một lần cafe với đối tác, tôi được kể rằng thị trường chứng khoán (TTCK) đang tăng rất mạnh. Theo các chuyên gia chứng khoán thì sau sóng điều chỉnh năm 2008, từ cuối tháng 2 năm 2009 thị trường trở lại chu kỳ tăng giá và được chờ đợi sóng bứt phá không thua kém giai đoạn 2006-2007. Với chút kiến thức về tài chính của một cử nhân tốt nghiệp từ một trường kinh tế lớn ở Hà Nội cùng niềm tin rằng các doanh nghiệp đang hoạt động rất ổn, những biến động về lạm phát, tỷ giá năm 2008 chỉ là nhất thời, tôi không khó bị thuyết phục bởi những dự báo như nói trên về xu hướng của TTCK Việt Nam.
Tôi đã dứt bỏ công việc quản lý cấp trung tại một doanh nghiệp nước ngoài và hăm hở bước vào thị trường chứng khoán. Với kinh nghiệm của một quản trị cấp trung, ban đầu tôi chỉ đầu tư thăm dò với phần nhỏ vốn của mình. Và như một số người hay đùa “cờ bạc đãi tay mới”, tôi đã có khoản lợi nhuận rất tốt, một bằng chứng rất thuyết phục cho quyết định tham gia thị trường.
Sau thành công ban đầu với lượng vốn nhỏ chỉ là đầu tư thăm dò, tôi đã quyết chí gắn bó với nghề và dồn toàn bộ vốn tích lũy để đầu tư. Với bản tính ham học hỏi, hàng ngày xách laptop lên sàn “ngồi đồng” để vừa theo dõi bảng điện, vừa học hỏi từ các nhà đầu tư (NĐT) đàn anh, các bạn môi giới, lướt tin tức trong nước, quốc tế, tìm kiếm tài liệu về phân tích kỹ thuật để nghiền ngẫm. Sau bữa cơm tối lại “ngồi đồng” với cái laptop để đọc tin tức, lướt các diễn đàn mạng về chứng khoán, theo dõi diễn biến của các chỉ số Dow Jones, S&P500, Nasdaq...
Suốt cả năm 2010, chỉ số VN-Index có dao động nhưng không lớn, trào lưu đầu tư theo “đội lái” rất thịnh hành. Dù với bản tính rất bảo thủ, thận trọng, tôi cũng không đứng ngoài trào lưu đó và cũng có lúc lãi lúc lỗ. Nhưng chốt lại năm 2010 lãi cũng chỉ ngang mức gửi tiết kiệm.
Năm 2011 thực sự là một năm khó khăn và khốc liệt. Tôi không thể nhớ đã bao nhiêu lần mua rồi cắt lỗ. Và tổng kết thành quả năm 2011, tôi đã thua lỗ 60% số vốn đầu tư ban đầu.
Khởi đầu năm 2012, thị trường đã có sự khởi sắc, giá tăng và thanh khoản cũng tăng mạnh. Với tâm lý gỡ gạc, tôi đã quyết định thử với vay ký quỹ. Đồng hành với sự lên xuống của chỉ số VN-Index, tại con sóng đầu năm 2012 thì tôi đã lấy lại gần như toàn bộ thua lỗ của năm 2011 nhưng nửa cuối 2012 lại lỗ tiếp. Chốt năm 2012, lượng vốn của tôi chỉ còn khoảng gần 20% so với vốn đầu tư ban đầu. Một nỗi xót xa khôn tả!
Rút kinh nghiệm từ thất bại những năm 2011-2012, tôi xác định nói không với tin đồn, nói không với "đội lái" và nói không với vay ký quỹ. Tôi tự phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tự phân tích biểu đồ kỹ thuật các mã cổ phiếu, theo dõi diễn biến giao dịch các mã đó một thời gian rồi mới mua và nắm giữ. Với lượng vốn còn lại ít ỏi, để trở về vốn đầu tư ban đầu sẽ là một quá trình rất rất lâu. Vì vậy, tôi đã vay mượn thêm ít vốn của người thân để tránh bị áp lực như vay ký quỹ hay cầm cố. Và năm 2013 đã cho tôi một chút thành quả theo chiến lược này. Tuy nhiên, chút thành quả đó cũng chỉ là “bắt cua trong hang” vì chưa hiện thực hóa lợi nhuận hay nói nôm na là chưa “chốt lãi”.
Niềm vui ngắn chẳng tày gang - Một chút vui mừng trong năm 2013 được duy trì thêm đến đầu 2014 để sau đó lại là những nỗi thất vọng. Nào là khủng hoảng địa chính trị ở Ukraina, nào là sự kiện biển Đông, sự kiện bắt chủ tịch Tập đoàn Đại dương (OGC), giá dầu thế giới giảm sốc và cuối cùng là Thông tư 36. May mắn là không hề vướng víu tới “đòn gánh, đòn bẩy”, xác định mua và nắm giữ. Nhưng nhìn lại gần 1 năm rưỡi qua theo đuổi chiến lược đầu tư này, giá cổ phiếu không nhích lên được “line” nào, có mã cổ phiếu giá còn giảm về đáy từ khi niêm yết dù doanh thu năm 2014 đã tăng gấp 4 lần năm 2013, lợi nhuận năm 2014 tăng gấp đôi năm 2013 và 4 năm qua doanh nghiệp chưa từng có năm nào kinh doanh bị thua lỗ. Thế là lại thất bại với chiến lược mua - nắm giữ!
Phải nói chân tình rằng, sau 5 năm tham gia thị trường, không những thất bại nặng nề mà tới lúc này tôi không còn chút niềm tin vào thị trường, không biết phải đầu tư như thế nào mới thành công?
5 năm trôi qua, tôi cũng đã phải trả cái giá quá đắt: suốt ngày chỉ ngồi đồng với cái laptop, ăn chứng khoán, ngủ chứng khoán, cuộc sống tằn tiện, thua lỗ nặng đến mức đi đâu không dám giới thiệu làm nghề gì nên cũng không dám đi ra ngoài. Thân phận NĐT chứng khoán sao mà tủi! Mà tôi có làm gì xấu đâu? Tôi đầu tư bằng tiền mồ hôi nước mắt của bản thân và của người thân tôi đấy chứ? Thế mà lúc mới tham gia, tôi đã tự huyễn hoặc rằng TTCK là một thị trường bậc cao nên NĐT chắc hẳn cũng được ngẩng cao đầu!
Đã từng nghĩ đến chuyện tìm công việc khác để làm, nhưng ở cái tuổi trung niên, đã 5 năm ẩn mình vì chứng khoán giờ biết làm sao đây?
Thế là lại một cái Tết ảm đạm nữa sắp đến. Biết trách ai, trách mình hay trách cái nghề bạc bẽo này đây!

Bài học từ câu chuyện “Con Khỉ” cho các nhà đầu tư:

Đây là một câu chuyện về một đợt “khủng hoảng” tại một hòn đảo tuyệt đẹp với ước mơ làm giàu cháy bỏng của người dân trên đảo.

Chuyện như sau:

Ngày xưa, ở một đảo trù phú có một ngôi làng sống rất êm đềm và mọi người rất thương yêu dùm bọc lẫn nhau. Họ phân chia công việc tùy theo sở trường của mỗi người, người đi cày cấy, người chăn nuôi, dạy học, kinh doanh, buôn bán… Nơi đây được mệnh danh là thiên đường dưới trần gian mà ai cũng muốn đến sinh sống. Tuy nhiên, dân làng ở đây có một chút rắc rối nhỏ, đó là khu làng có rất nhiều Khỉ, chuyện tưởng bình thường, nhưng vì Khỉ sinh sản quá nhanh nên chúng xuất hiện khắp nơi và thỉnh thoảng phá hoại nông sản của làng. Vì vậy, mọi người trong làng thường không thích Khỉ, họ luôn tìm cách xua đuổi lũ Khỉ phá hoại này đi càng xa càng tốt.
Thời gian cứ trôi đi mãi đến một ngày kia, có 1 thương gia giàu có đến đảo, ông nghe hòn đảo này có nhiều Khỉ và tỏ ý muốn mua Khỉ và lập ra Công ty Thu Mua Khỉ, xây dựng 1 trang trại thật to trên đất của làng. Thế là ông thông báo cho dân làng trên đảo rằng: ông sẽ mua Khỉ với giá 20 đồng vàng/con. Điều này, thật tuyệt với dân trên đảo, với giá 20 đồng vàng gấp 10 lần giá Tivi họ đang xem, gấp 5 lần xe máy họ chạy. Thế là mọi người đi bắt Khỉ xung quanh nhà mình bán lại cho người thương gia. Người thương gia mua và trả tiền đầy đủ cho dân làng. Ông thông báo chỉ mua Khỉ thiên nhiên thôi, không mua Khỉ nuôi.
Thế rồi, ngoài công việc thường ngày kiếm sống, dân làng lại có thêm 1 nghề tay trái “bắt Khỉ”. Thu nhập từ việc bắt Khỉ đã giúp cho đời sống dân làng ngày được cải thiện tốt hơn. Họ có thể mua sắm nhiều hơn, tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn. Con Khỉ từ 1 con vật bị xua đuổi thành con vật quí đối với dân làng ở đây. Khỉ trở thành đề tài thảo luận của mọi người ở khắp làng xã thôn xóm.
Việc “bắt Khỉ” làm cho số lượng Khỉ càng giảm, việc tìm bắt Khỉ khó khăn hơn. Nhà thương gia tốt bụng quyết định tăng giá mua Khỉ nhằm hỗ trợ người dân bắt Khỉ với giá 40 đồng vàng. Vì giá Khỉ tăng cao, nên việc tìm “bắt Khỉ” ngày một được tham gia đông đảo của nhiều tầng lớp trong làng, từ Cô Bán Báo cho đến các Anh Kỹ Sư, Bác Sĩ, và có cả các Bô Lão có chức quyền. Khắp nơi “Người Người Bắt Khỉ, Nhà Nhà Bắt Khỉ” và nghề “Bắt Khỉ” trở thành nghề làm ăn phát đạt nhất, kiếm tiền dễ nhất. Nên mọi người bắt đầu vay tiền Ngân hàng, thế chấp nhà cửa đầu tư vào “Kinh Doanh Khỉ” với 1 lời 1. Ngân hàng kinh doanh cho vay cũng phát đạt hơn, nên khuyến khích hỗ trợ vốn cho “Kinh Doanh Khỉ”. Đồng thời, Ngân hàng cũng tăng cường đầu tư vào “Kinh Doanh Khỉ”. Tuy nhiên, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, Các Bô Lão đưa ra các LUẬT Kinh Doanh Khỉ và Điều Kiện Hành Nghề Kinh Doanh Khỉ rồi cấp Chứng chỉ. Do nhu cầu Xã Hội, Làng quyết định lập ra cả 1 “Đại Học Khỉ” nhằm dạy kỹ thuật “Bắt Khỉ” và nghiên cứu về Khỉ cũng như cấp Chứng Chỉ cho học viên Học về Khỉ để hành nghề “Bắt Khỉ”.
Khỉ càng lúc càng hiếm và quí hơn trong khi người “Bắt Khỉ” ngày một đông. Một lần nữa, người thương gia tốt bụng biết được khó khăn của người dân nên nâng giá Khỉ lên 80 đồng vàng và phối hợp với Ngân hàng địa phương hỗ trợ chi phí “Bắt Khỉ” thêm 20 đồng vàng. Con Khỉ từ không có giá trị giờ là 100 đồng vàng như 1 gia tài khổng lồ. Hòn đảo như đang sôi về Khỉ. Các anh/chị Bác Sĩ, Kỹ Sư, Nhà Giáo… chuyển sang nghề “Bắt Khỉ” thay vì làm nghề cũ biết bao giờ mà giàu. Được biết, hơn 90% dân cư của đảo đã chuyển sang hành nghề “Bắt Khỉ”.
Cứ thế, được 1 năm kể từ ngày ông thương gia tốt bụng đến đảo, giúp hòn đảo này phát triển phồn thịnh hơn bao giờ hết với việc mua lại hơn 10 triệu con Khỉ từ dân làng. Nay, ông cần về nhà giải quyết chuyện gia đình. Nên ông thông báo với cư dân đảo rằng ông sẽ giao quyền cho một anh thanh niên – đẹp trai và hiền lành tốt bụng để điều hành công việc thu mua Khỉ cho bà con. Được biết, anh thanh niên khá hiền, nên 1 số người ngỏ ý muốn mua 1 số Khỉ của Trang Trại với mục đính bán lại cho bà con đang rất cần Khỉ. Sau nhiều lần năn nỉ, đút lót cho anh thanh niên, anh tốt bụng bán rẻ lại cho Ngân hàng, Bô lão chức quyền số Khỉ với giá chỉ 75 đồng vàng. Với giá quá rẻ 75 đồng vàng, các Ngân hàng huy động vốn đầu tư mua Khỉ của anh thanh niên, Tổ chức cá nhân cũng đua nhau xếp hàng mua lại Khỉ. Chỉ trong hơn 1 tuần, gần 10 triệu con Khỉ được bán hết với giá ưu đãi 75 so với giá thị trường 100 đồng vàng.
Vào cuối tuần đó, Anh thanh niên “Biến Mất”. Cơ sở trang trại trống trơn…

Dân cư trên đảo vẫn giữ lại số Khỉ của chính họ nhưng với một tâm trạng hoàn toàn khác…Tất cả đều mang trong mình một tâm trạng hoang mang, lo sợ ai cũng muốn bán số Khỉ đó đi dù với bất cứ giá nào cũng được để lấy lại một phần vốn bỏ ra. Nhưng rất tiếc lúc đó ai cũng muốn bán, còn ông chủ mua Khỉ ngày nào đã mất tăm rồi. Bây giờ thả đi cũng phải mất tiền, dữ lại thì cũng chẳng làm được gì…”

Việt Nam ta tuy chưa có chuyện mua khỉ như vậy Nhưng chuyện mua tôm ở Bạc Liêu, mua khoai lang tím ở Cần Thơ, mua đỉa, ốc bươu vàng ở TPHCM, Nghệ An và nhiều tỉnh thành, mua dứa, mua rễ cây cũng không còn xa lạ gì với chúng ta nữa.

Đó là những câu chuyện vui nhưng rất thực tế trong đâu tư kinh doanh, chúng ta đừng vì lòng tham mù quáng mà mắc phải những chiếc bẫy như thế này.

Hoạt động đầu tư là hoạt động dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng, hứa hẹn sự an toàn của đồng vốn và mang lại phần lời lãi thỏa đáng, các hoạt động không đáp ứng được yêu cầu đó là hoạt động đầu cơ”.

Chúc các bạn thành công!







Nhận xét

  1. Cám ơn bác! Dù chưa có điều kiện đọc kỹ nhưng theo em cảm nhận là hữu ích cho những con gà mờ như em.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhà đẹp

  Các mẫu nhà ở thiết kế với diện tích xây dựng nhỏ tối thiểu trên thửa đất, chú trọng việc nâng cao chất lượng vật liệu, tiện nghi thiết bị sinh hoạt lên tối đa,  bố trí công năng khoa học, hợp lý,  đảm bảo tính thẩm mỹ,  mang đến một không gian sống tiện nghi và thoải mái nhất  cũng như thỏa mãn mọi nhu cầu  của gia chủ.  Hãy tham khảo các mẫu dưới đây để có thêm ý tưởng thiết kế cho riêng bạn nhé! -------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------- - Độ bền của gác xép được quyết định bởi sự vững chắc của hệ khung dầm, nơi chịu lực nhiều nhất đó chính là tường nhà chứ không phải hệ thống cột. Do đó khi thi công cần phải đảm bảo chất lượng của tường nhà và nên d ùng các tấm xi măng nhẹ cemboard để giảm áp lực l

TIẾNG ANH PHÒNG GYM