Chuyển đến nội dung chính

Lái xe B2




NỘI DUNG HỌC LÁI XE Ô TÔ VÀO NĂM 2020
-Học lý thuyết luật giao thông đường bộ
-Học đạo đức người lái xe.
-Học kỹ thuật – cấu tạo – sửa chữa xe ô tô.
-Học lái xe trên phần mềm mô phỏng 3D xử lý các trường hợp xảy ra mà ngoài đời thường gặp.
-Học lái xe ô tô trên sa hình thật.
-Học lái xe ô tô trên đường trường.

NỘI DUNG THI TỐT NGHIỆP VÀ THI SÁT HẠCH LÁI XE Ô TÔ NĂM 2020
*Kỳ Thi Tốt Nghiệp :
-Thi lý thuyết luật giao thông.
-Thi thực hành lái xe trên phần mềm mô phỏng 3D.
*Kỳ Thi Sát Hạch :
-Thi sát hạch lý thuyết luật giao thông.
-Thi sát hạch thực hành lái xe trên phần mềm mô phỏng 3D.
-Thi sát hạch trên 11 bài sát hạch sa hình.
-Thi sát hạch lái xe trên đường trường.

HỌC LÁI XE Ô TÔ

 

Những điều cần biết trước khi học lái xe ô tô


TÌM HIỂU VỀ BẰNG LÁI XE Ô TÔ VÀ THI BẮNG LÁI OTO


Bài viết này sẽ trình bày những gì liên quan đến bằng lái 

xe ô tô, quy trình học và thi bằng lái xe ô tô. Loại bằng lái 

xe phổ biến nhất hiện này là bằng lái xe B2, những giấy 

phép lái xe khác như C, D… quy trình học lái xe và thi sát 

hạch cũng tương tự, về cơ bản là gần như nhau.


Bằng lái xe là gì? Bằng lái xe, hay còn gọi là giấy phép lái 

xe một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc 

cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép 

người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông 

bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe 

khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công 

cộng.

Bằng lái xe B2 là gì?


Bằng lái xe B2 là một loại giấy phép lái xe dùng cho lái xe 

chuyên nghiệp, điều khiển xe cơ giới du lịch loại dưới 9 chỗ 

ngồi và xe tải dưới 3500kg, có thời hạn 10 năm. Bằng lái xe 

B2 được nhà nước quy định mở rộng từ bằng lái B1. 

B1 là giấy phép lái xe 4 bánh đến 9 chỗ ngồi và xe tải dưới 

3500kg không kinh doanh, có thời hạn 5 năm. 

Học viên hoàn toàn có thể học lái xe và thi luôn giấy phép lái 

xe B2 mà không cần phải thi qua bằng lái xe B1.

Điều kiện để thi bằng lái xe B2?


Người đủ 18 tuổi trở lên, và dưới 60 tuổi được phép thi bằng 

lái xe B1 và B2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với 

loại xe, công dụng của xe. Như vậy điều kiện để thi bằng lái xe 

là phải có giấy khám sức khỏe phù hợp với loại xe điều khiển.


Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô?


· CMND photo (không cần công chứng)

· 10 ảnh 3×4 (áo có cổ, nền xanh nước biển đậm)

· Giấy khám sức khỏe

Hầu hết những giấy tờ có liên quan đến học và thi bằng lái xe, 

các cơ sở nhận hồ sơ hiện nay sẽ hỗ trợ và tư vấn đầy đủ đến 

khi học viên nhận được tấm bằng lái xe.


Quy trình học bằng lái xe ô tô


Sẽ có 2 kỳ thi cho học viên, thi chứng chỉ nghề tại trung tâm 

dạy học lái xe ô tô, và thi sát hạch bằng lái xe do Sở giao 

thông công chính trực tiếp coi thi và chấm thi, sát hạch.

·  Thi chứng chỉ nghề: Hình thức thi này do trung 

tâm dạy lái xe tự tổ chức thi và chấm. Xe thi của Trung Tâm, 

giám khảo là giáo viên của trung tâm . Có hai môn thi là lý 

thuyết và thực hành lái xe trong sa hình. Chứng nhận của 

   trung tâm cũng là hồ sơ không thể thiếu để được phép thi sát 

   hạch tại Sở giao thông công chính.

· Thi sát hạch cấp bằng: Hình thức thi này do Sở Giao thông 

công chính tổ chức thi và chấm. Xe thi là của trung tâm Đào 

tạo lái xe Sở LĐTBXH, có gắn chíp. Giám khảo là người của 

   Sở. Có ba môn thi là là lý thuyết, thực hành lái xe trong sa hình 

   và lái xe trên đường trường.

Môn thi thực hành lái xe trong sa hình được coi là môn thi … 

khó nhằn nhất khi thi sát hạch bằng lái xe.


THI LÝ THUYẾT


Thi lý thuyết là bài thi được thi theo theo hình thức trắc nghiệm trước 

khi thi thực hành, sử dụng máy tính. Có tất cả 450 câu hỏi và đáp án 

được cho trước khi ôn, bài thi có 30 câu được chọn ngẫu nhiên trong 

450 câu đó, do vậy nếu thuộc cả 450 câu này thì coi như đỗ bài thi lý 

thuyết 100%(trả lời đúng 28 câu trở lên là đạt).

Khi vào thi, sau khi người thi điền vào hạng (B1, B2, C, …), 

khoá học bằng lái xe B2 và số báo danh, máy tính sẽ lần lượt 

hiện 30 câu hỏi (rút trong bộ đề 405 câu). Mỗi câu hỏi sẽ có 2, 

3 hoặc 4 phương án. Nếu thấy phương án nào đúng thì bạn 

dùng bàn phím nhập con số tương ứng với phương án đó, tức 

là đánh 1, hoặc 2, hoặc 3, hoặc 4 (một câu có thể có 2 đáp án 

đúng thì chọn cả 2 đáp án). Sau đó dùng phím mũi tên xuống 

để chuyển sang câu tiếp theo. Cứ thế cho đến hết 30 câu 

trong khoảng thời gian thi là 20 phút.

THI THỰC HÀNH:


1. Xuất phát

2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

3. Dừng xe, khởi hành trên dốc lên 

    4. Đi xe qua hàng đinh

5. Đi xe qua đường vuông góc (chữ Z)

6. Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)

7. Ghép xe dọc vào nơi đỗ (lùi chuồng)

8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt

9. Tăng tốc, tăng số

10. Ghép xe ngang (đỗ song song)

11. kết thúc

Trong phần thi thực hành còn có những bài thi phụ là dừng xe 

nguy hiểm và cho xe qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển 

giao thông. Điểm thi thực hành sa hình phải đạt 80/100 mới 

qua được, bạn đỗ hay trượt thì xe thiết bị cũng báo cho bạn 

ngay luôn trên xe.

THI ĐƯỜNG TRƯỜNG

Là phần thi cuối cùng của thi sát hạch, đã qua được hai phân 

trên thì phần thi này coi như qua, chỉ mang tính thủ tục. Tuy 

nhiên vẫn có số ít người không đạt phần thi này. Giám khảo 

của Sở GTVT ngồi cạnh sẽ yêu cầu bạn các thao tác cơ bản 

của lái xe trên đoạn đường chừng vài trăm mét. Là phần thi dễ 

nhất, và thoải mái nhất khi bạn biết gần như chắc chắn mình 

sẽ có tấm bằng lái.


Về việc cấp bằng lái xe:


Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 

07/2009/TT-BGTVT ngày 19/6/2009 Quy định về đào tạo, sát 

hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và Thông tư số 

15/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 sửa đổi, bổ sung một số 

điều của Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT.

Đó là quy trình học và thi lái bằng lái xe. Tóm lại, khi đã ôn kỹ 

lý thuyết và thực hành nhuần nhuyễn, đối với một người bình 

thường thì việc để lấy được tấm bằng lái xe B2 không có gì 

khó. Tuy nhiên chủ quan lại là một sai lầm khiến bạn có thể 

“tạch” bài thi thực hành trong những thử thách khó như dừng 

trên dốc. Và hậu quả của sự chủ quan còn nguy hiểm hơn khi 

lái xe trên đường. Vì vậy hãy học thật chắc lý thuyết, lái xe 

thực hành thật nhuần nhuyễn để có thể tự tin lấy tấm bằng và 

tham gia giao thông một cách an toàn nhất.

Xin chúc các bạn lái xe an toàn !


Học lái xe ô tô là để lái xe ô tô một cách thành thạo, an 

toàn trên đường, cũng như nắm rõ các biển báo, biển hiệu 

và các quy tắc khi tham gia giao thông. Tuy nhiên việc 

nắm được những kiến thức cơ bản về chiếc xe bốn bánh và 

việc lái xe ô tô khác với xe máy, xe đạp như thế nào cũng là điều 

hết sức cần thiết.


Chẳng hạn khi mới học lái xe, bạn nên chọn một chiếc xe 

Yaris, hay chiếc xe Vios, thay vì một chiếc Cadillac số tự động 

thời thượng, điều này mang lại sự an toàn cho bạn. Hoặc nếu 

bạn thích SUV, thì nên chọn lái một chiếc Hyundai hoặc các 

loại xe phổ thông 5-7 chỗ, thay vì thử sức với một chiếc 

Hummer hầm hố và mạnh mẽ.

Không bao giờ uống rượu bia khi lái xe ô tô

Có lẽ trong quá trình học và suốt quá trình lái xe của bạn, đây 

sẽ là điều được nhắc tới khá nhiều. Rượu bia làm cho đầu óc 

chúng ta không tỉnh táo, ngược lại sự hưng phấn khi lái xe ô tô 

lại có nhiều khả năng gây ra thảm họa cho người khác và cho 

chính bạn. Cũng như việc thắt dây an toàn, đây là điều tất cả 

chúng ta nên khắc sâu trong đầu trước khi đặt tay vào vô lăng 

ô tô. Đừng bao giờ phớt lờ hay coi nhẹ điều này, ngay cả với 

một người lái xe kỳ cựu lâu năm.

Luôn luôn thắt dây an toàn

Nếu bạn không muốn bị công an giao thông “hỏi thăm” thì nên 

đeo dây an toàn ngay khi lên xe. Và lý do quan trọng hơn 

nhiều đó là sự an toàn của bạn, đeo dây an toàn giảm tỷ lệ 

thương tích trường hợp không may xảy ra va chạm, nhất là 

với người ngồi trước. Cũng đừng quên nhắc nhở người ngồi 

kế bên mình đeo dây an toàn, đặc biệt là trẻ em.

Luôn thắt dây an toàn


Không đi cùng quá nhiều người trên xe


Có quá nhiều người trên xe khiến tài xế mất tập trung khi lái xe 

ô tô. Đặc biệt khi xe quá nặng, độ bám mặt đường của hệ 

thống phanh sẽ giảm đi khiến cho việc điều khiển tốc độ gặp 

nhiều khó khăn hơn. Chỉ chờ tối đa số người với số ghế của 

xe, và chở càng ít đồ càng tốt.


Hạn chế tối đa lái xe trong đêm


Lái xe trong đêm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn với tất cả, từ những 

tay lái mới đến những tay lái giàu kinh ngheiẹm. Theo thống 

kê thì tỷ lệ tai nạn cao nhất vào khoảng 9 tối đến 6 giờ sáng 

hôm sau. Nguyên nhân chủ yếu là tầm quan sát bị giảm đi 

đáng kể và tâm lý “đêm thì thoáng” khiến cho tài xế chủ quan. 

Nên sắp xếp thời gian hợp lý, tránh phải lái xe ô tô vào ban 

đêm.

Trước khi lái chuẩn bị kỹ


Khi học lái xe ô tô, dù bạn có là tay lái giỏi, làm quen nhanh, 

thì cũng nên học trên 50 giờ lái thực hành theo các chuyên 

gia. 

Học trong sân tập trước, sau đó học lái xe đường gập ghềnh, 

và cuối cùng thì lái xe ô tô trong đường phố. Trước khi lái xe ô 

tô cũng cần kiểm tra kỹ gương, số, ga, dây an toàn …. một 

cách kỹ lưỡng.

Nên chọn xe số tự động


Đó là lời khuyên của các chuyên gia khi bạn đã học lái xe 

thành thạo. Đối với một tay lái mới thì việc này là hết sức quan 

trọng. Nếu đi xe số sàn, chỉ cần tập trung vào vô-lăng, nhìn 

bảng điều khiển hoặc thậm chí nói chuyện với người bên cạnh 

cũng khiến họ quên không đổi số cho phù hợp với tốc độ lái xe 

ô tô.

Tuy nhiên học lái xe ô tô cũng cần thành thạo cả hai loại là số 

sàn và số tự động, sau khi đã thành thạo cả hai loại thì chọn 

cho mình một loại xe để lái thường xuyên là xe số tự động.


Chọn loại xe phù hợp


Nếu bạn mới bắt đầu làm quen với xe ô tô không nên chọn 

loại cỡ lớn như thể thao đa dụng SUV. Vị trí ngồi cao, tầm 

nhìn rộng có thể khiến tài xế không quen với việc định hướng 

cũng như điều khiển tay lái. Ngoài ra để xử lý tốt khi đi ở tốc 

độ cao với các loại xe SUV cũng cần một thời gian lái khá dài 

và sức khỏe tốt. Cũng không nên chọn loại xe quá nhỏ vì loại 

xe nhỏ không mui được cho là không an toàn hơn.

Không nên chọn Hummer để học lái xe

Xe thể thao số sàn cũng nằm trong danh sách không nên sử 

dụng đối với những tay mơ. Việc điều khiển 6-7 số sàn trong 

thành phố không phải là chuyện đơn giản, và với phân khối 

lớn, những newbie có thể gây rủi ro cho người đi đường khi lái 

xe ô tô loại này.


Lời khuyên cho bạn khi học lái xe ô tô là nên chọn loại xe 

cỡ vừa như Yaris, Vios, Altis … Và luôn luôn đặt sự an 

toàn lên trên hết, vì khi đặt tay vào vô lăng, là bạn có thể 

quyết định sự an toàn của mình và người tham gia giao 

thông.


Học lái xe ô tô cũng như học tiếng Việt, những kỹ năng 

tuy cơ bản phải làm quen nhưng sẽ theo bạn trong suốt cuộc 

đời mỗi khi đặt tay vào vô lăng ô tô. Học cẩn thận từ dễ 

đến khó một cách bài bản là cách tốt nhất để đảm bảo cho 

bạn sự an toàn cao nhất khi lái xe ô tô. Bài viết này sẽ tiếp 

thêm cho bạn những điều cơ bản cần biết khi học lái xe ô 

tô.


Hãy luôn ghi nhớ an toàn là trên hết. Đa số các rủi ro khi tham 

gia giao thông là do người lái xe ô tô chủ quan vào những 

hiểm nguy trên đường, lái xe ô tô thiếu tập trung.

Hãy làm quen với chiếc xe ô tô của bạn


Làm quen với chiếc xe ô tô của bạn


Luôn cài dây an toàn khi khởi động xe ô tô, kiểm tra kỹ các 

cửa đã đóng hay chưa trước khi cho xe ô tô chạy. Kiểm tra kỹ 

túi khí nhưng hãy nhớ, túi khí sẽ không có tác dụng nếu như 

bạn không thắt dây an toàn, thắt dây an toàn là điều vô cùng 

cần thiết khi lái xe ô tô. Chỉnh ghế lái sao cho vừa với tầm điều 

khiển vô lăng, làm sao giúp bạn lái xe ô tô một cách thoải mái 

nhất. Lưu ý đến góc quan sát, bạn phải nhìn được với góc 

nhìn rộng nhất và không quên kiểm tra gương và tầm nhìn 

phía sau. Đừng để một chiếc chắn nắng che mất tầm nhìn 

phía sau của bạn.

Lùi xe ô tô thành thạo

Học kỹ các kỹ năng lùi xe và quay đầu xe

Không hề là đơn giản khi học thuần thục các kỹ năng trên. Những kỹ 

năng này áp dụng hầu hết mỗi lần bạn lên xe. Khi lấy xe ra, hay đỗ 

xe ô tô vào bạn sẽ thực sự cần đến nó. Và để nó không mất nhiều thời 

gian và gây trở ngại đến những phương tiện khác, hãy học lái xe ô tô 

một cách nhuần nhuyễn. Với đường thành phố, quan sát thật kỹ và 

đảm bảo về khoảng cách với xe đang đi ngược chiều khi quay đầu, 

sao cho ít ảnh hưởng nhất đến các phương tiện khác. Thêm nữa, 

trong trường hợp đỗ xe, nếu bạn không muốn đụng vào xe ô tô kế 

bên thì nên nắm chắc kỹ năng này nhé.

Đừng bao giờ để xe chết máy

Tập lái xe ô tô trong trường hợp đường phố bị ùn tắc

Đây có lẽ sẽ là trường hợp khó để tập lái trước, tuy nhiên sẽ 

có một vài kỹ năng mà bạn cần nắm chắc khi lái xe ô tô. Thứ 

nhất, không bao giờ để xe chết máy. Đừng nghĩ rằng xe “xịn” 

thì không thể chết máy, với những con đường dốc, và trong 

giờ cao điểm tắc đường xảy ra. Làm chủ tốc độ chậm là điều 

không dễ dàng. Và khi xe chết máy thì hậu quả là ùn tắc sẽ 

càng thêm ùn tắc. Hãy học cách điều chỉnh xe ô tô phối hợp 

ga và côn thành thục. Xem thêm bài dừng và khởi hành ngang 

dốc, điều này thực sự có ích khi lái xe đường đông người.

Giữ khoảng cách giữa các xe cũng đặc biệt quan trọng, điều 

khiển xe từ từ và đều. Không giảm tốc và tăng tốc đột ngột 

nếu bạn không muốn bị đâm vào đuôi xe khác và để xe đằng 

sau húc vào mình. Đó là những lưu ý cơ bản đối với những 

người mới học lái xe ô tô. Hãy theo dõi tiếp phần tiếp theo của 

chúng tôi để học lái xe ô tô một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Chúc các bạn có những giờ học lái xe ô tô thoải mái, hiệu quả 

và lái xe an toàn.

Những kỹ thuật cơ bản cần chú ý khi lái xe ôtô (phần 1)

-Hiện nay việc sở hữu và lái những chiếc xe ôtô không còn 

là một điều khó, tuy nhiên bạn đã có đủ tự tin bạn đã hoàn toàn 

làm chủ được chiếc xe của mình chưa. Ôn lại những kỹ thuật cơ 

bản khi lái xe ôtô sẽ giúp bạn bảo đảm an toàn cho bạn, người 

thân và những người khác khi lưu thông trên đường.


1. Điều chỉnh ghế ngồi lái xe và gương chiếu hậu

Tư thế ngồi lái xe có ảnh hưởng đến sức khỏe, thao tác của 

người lái xe và sự an toàn chuyển động của xe ôtô. Do vậy, 

cần phải điều chỉnh ghế lái cho phù hợp với tầm thước của 

mỗi người.Việc điều chỉnh ghế lái dịch lên trên hoặc lùi xuống 

dưới được thực hiện bằng cách kéo cần điều chỉnh ở dưới 

gầm ghế.

Việc điều chỉnh góc của đệm tựa được thực hiện bằng cách 

kéo cần điều chỉnh hoặc xoay núm điều chỉnh ở phía bên trái 

ghế lái.

Sau điều chỉnh phải đảm bảo những yêu cầu sau: Chân đạp 

hết hành trình các bàn đạp ly hợp, phanh và ga mà đầu gối 

vẫn còn hơi chùng,  2/3 lưng tựa nhẹ vào đệm lái, có tư thế 

ngồi thoải mái, ổn định, 2 tay cầm 2 bên vành vô lăng lái, mắt 

nhìn thẳng về phía trước, hai chân mở tự nhiên. Ngoài ra 

người lái xe cần chú ý sử dụng quần áo cho phù hợp để 

không ảnh hưởng đến các thao tác lái xe. 

2. Điều chỉnh gương chiếu hậu

Người lái xe cần điều chỉnh gương chiếu hậu ở trong buồng lái 

và ở ngoài buồng lái (cả ở phía bên phải và phía bên trái) sao 

cho có thể quan sát được tình trạng giao thông ở phía 

sau, phía bên trái và bên phải của xe ôtô. Cần chú ý việc chỉnh 

gương trong lúc xe ôtô đang chuyển động là rất nguy hiểm. 

3. Cài dây an toàn 

Kéo dây an toàn để quàng qua người.

4. Phương Pháp cầm vô lăng lái

Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe 

cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật. Nếu coi vô lăng lái như 

chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10)giờ, tay phải 

nắm vào vị trí từ (2-4) giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, 

ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái. Yêu cầu: Vai và tay 

thả lỏng tự nhiên, đây là tư thế thuận lợi để lái xe lâu không 

mệt mỏi và dễ thực hiện các thao tác khác. Chú ý: Trong 

khoảng giới hạn nêu trên, tùy theo góc nghiêng vô lăng lái của 

từng loại xe người lái cần lựa chọn vị trí cầm cho phù hợp. 

Khi muốn cho xe ôtô chuyển sang hướng nào thì phải quay vô 

lăng lái sang hướng đó (cả tiến lẫn lùi). Mức độ quay vô lăng 

lái phụ thuộc vào mức yêu cầu chuyển hướng. Khí xe ôtô đã 

chuyển hướng xong, phải trả lái kịp thời để ổn định theo 

hướng chuyển động mới. Muốn quay vô lăng lái về phía bên 

phải thì tay phải kéo, tay trái đẩy theo chiều kim đồng hồ 

Khi tay phải đã chạm vào sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt 

tay phải xuống dưới; đồng thời rời vô lăng lái để 

nắm vào vị trí (9-11) giờ. Tay trái tiếp tục đẩy vành vô lăng lái 

xuống dưới vị trí (5-6) giờ; đồng thời rời tay lái nắm vào vị trí 

(9-10) giờ. Muốn quay vô lăng lái về bên trái thì tay trái kéo, 

tay phải đẩy ngược chiều kim đồng hồ. Khi tay trái đã chạm 

sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay lái xuống dưới vị trí 

(6-7) giờ đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (1-3) giờ. 

Tay phải tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (6-7) 

giờ, rời tay phải nắm vào vị trí (1-3) giờ. Khi vào vòng gấp cần 

lấy nhiều lái thì các động tác lại lặp lại như trên.  


Những kỹ thuật cơ bản cần chú ý khi lái xe ôtô (phần 2)

- Phần 2 sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp đạp nhả bàn đạp ly 

hợp (chân côn), vị trí cần số và phương pháp điều 

khiển cần số của hộp số cơ khí.

1. Phương pháp đạp bàn đạp ly hợp (chân côn)
Khi đạp bàn đạp ly hợp thì sự truyền động lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực bị ngắt. Đạp bàn đạp ly hợp (cắt ly hợp) được dùng khi xuất phát, khi chuyển số, khi phanh. Khi đạp bàn đạp ly hợp 2 tay nắm vành vô lăng lái, người lái xe ngồi mắt nhìn thẳng phía trước, dùng mũi bàn chân trái đạp mạnh bàn đạp xuống sát sàn xe (gót chân không dính vào sàn xe).
Lúc này sự truyền động lực từ động cơ đến hộp số đã bị ngắt. Yêu cầu đạp bàn đạp ly hợp phải dứt khoát. Chú ý: Quá trình đạp bàn đạp ly hợp thường được chia làm 3 giai đoạn:
·  giai đoạn đạp hết hành trình tự do
·  giai đoạn đạp hết 1 nửa hành trình 
·  giai đoạn đạp hết hành trình.

2. Phương pháp nhả bàn đạp ly hợp (chân côn)
Nhả bàn đạp ly hợp là để nối chuyển động từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Để động cơ không bị tắt đột ngột, xe ôtô chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực hiện theo trình tự sau: 
· Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà 
· Khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ, để tăng dần mô men quay truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực. 
Chú ý: Trong quá trình học lái xe ôtô, khi nhả hết bàn đạp ly hợp phải đặt chân xuống sàn xe, không nên thường xuyên đặt chân lên bàn đạp để tránh hiện tượng trượt ly hợp.  

3. Điều khiển cần số
Vị trí số của một số loại xe ôtô
 Các loại xe ôtô khác nhau thường có vị trí số khác nhau. Vị trí các số được ghi trên núm cần số. Khi lái loại xe nào cần phải tìm hiểu kỹ vị trí số của loại xe đó. Vị trí số của một số loại xe ôtô được trình bày.
Phương pháp điều khiển cần số
Khi điều khiển cần số khi học lái xe ôtô sẽ làm thay đổi sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, làm thay đổi sức kéo  và tốc độ chuyển động của xe ôtô. Để chuyển số người lái xe đặt lòng bàn tay phải vào núm cần số, dùng lực của cánh tay đưa cần số từ số đang hoạt động về số "0", rồi từ đó đưa cần số vào vị trí số phù hợp. Trước khi vào số lùi (R) phải thực hiện thêm thao tác phụ để mở khóa hãm.
Chú ý: Khi đổi số có thể đạp ly hợp 2 lần, đạp lần đầu để đưa cần số về số "0", đạp lần 2 để đưa cần số từ số "0" vào cửa số cần sử dụng (nhưng chú ý phải đạp liền kề). Yêu cầu: Mắt nhìn thẳng. Thao tác nhanh, dứt khoát, khi xong đưa tay về nắm vào vành vô lăng lái. Dưới đây trình bày các thao tác chuyển số của hộp số có 5 số tiến và 1 số lùi.
Từ số "0" sang số "1": số "0" - không có bánh răng nào ăn khớp, xe ôtô không chuyển động. Số "1" - lực kéo lớn nhất nhưng tốc độ chậm nhất. Số "1" được dùng khi bắt đầu xuất phát hoặc khi leo dốc cao. Để chuyển từ số "0" sang số "1", người lái xe kéo nhẹ cần số về phía của số "1" rồi đẩy vào số "1" (hình 2.36-1).
Từ số "1" sang số "2": số "2" - so với số "1" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số "1" sang số "2", người lái xe kéo nhẹ cần về số "0" sau đó đẩy vào số "2" (hình 2.36.2). 
Từ số "2" chuyển sang số "3": số "3" so với số "2" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số "2" sang số "3" người lái xe đẩy cần số về số "0", sau đó đẩy vào số "3" (hình 2.36-3) 
Từ số "3" chuyển sang số "4": số "4” so với số "3" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số "3" sang số "4" người lái xe đẩy cần số về số "0", sau đó đẩy vào số "4" (hình 2.36-4) 
Từ số "4" sang số "5": số "5" - so với số "4" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để chuyển từ số "4" sang số "5", người lái xe kéo cần số về số "0", sau đó đẩy nhẹ sang cửa số "5" (hình 2.36-5).
Vào số lùi: số lùi dùng khi lùi xe. Để vào số lùi, từ vị trí số "0" người lái xe kéo cần số về phía cửa số lùi, sau đó đẩy vào số lùi (2.36-6). 

Những kỹ thuật cơ bản cần chú ý khi lái xe ôtô (phần 3)

- Sau khi hướng dẫn bạn cách điều khiển cần số ở hộp số cơ khí 

thì phần 3 sẽ tiếp tục chỉ cho bạn cách sử dụng cần điều khiển 

trên xe có hộp số tự động, và cách điều khiển bàn đạp ga.

1. Điều khiển cần số hộp số tự động
Một số ôtô có hệ thống tự động.Trên loại xe này không có bàn đạp ly hợp. Hệ thống số tròn hoặc tự động sẽ thực hiện các thao tác đóng ngắt ly hợp và thao tác chuyển số. Chỉ khi tiến, lùi, leo dốc, dừng xe mới cần thao tác chuyển số của người lái xe. Theo hướng mùi tên xanh trên nắp hộp số không cần ấn nút cũng thao tác được. 
·  P: Đỗ xe hoặc khởi động động cơ
·  R: Số lùi
·  N: Số "0" (khi khởi động động cơ có thể về số "0", nhưng khởi động ở vị trí P là tốt nhất)
·  D: Số tiến dùng để chạy bình thường
·  2: Dùng khi phanh động cơ hoặc khi vượt dốc cao
·  L: Dùng khi cần phanh động cơ với hiệu quả cao hoặc khi vượt dốc cao hơn
Chú ý: Khi gài số D để tiến (hoặc số R để lùi), phải giữ chặt chân phanh và kiểm tra lại xem có bị nhầm số không rồi mới được cho xe lăn bánh. Khi dừng xe mà cài số P hoặc số N cần đạp phanh chân nếu không xe vẫn cứ tiến (hiện tượng xe tự chuyển động), trường hợp cần thiết phải kéo phanh cho an toàn. Nếu xuống dốc dài phải cài số 2 hoặc số L. Khi đỗ xe phải cài số P và kéo phanh tay.
2. Điều khiển ga bàn đạp ga
Điều khiển bàn đạp ga khi học lái xe ôtô: Điều khiển bàn đạp ga nhằm duy trì hoặc thay đổi tốc độ chuyển động của xe ôtô cho phù hợp với tình trạng đường giao thông thực tế. Động tác đặt chân lên bàn đạp ga:Khi điều khiển ga, đặt 2/3 bàn chân phải lên bàn đạp ga, gót chân tỳ lên sàn buồng lái làm điểm tựa, dùng lực mũi bàn chân điều khiển bàn đạp ga. 
Điều khiển ga khi khởi động động cơ
Để khởi động động cơ cần tăng ga. Người lái xe dùng mũi bàn chân ấn bàn đạp ga xuống dưới cho đến khi động cơ hoạt động (nổ). Sau đó giảm ga để động cơ chạy ở chế độ không tải bằng cách từ từ nhấc mũi bàn chân, lò xo hồi vị sẽ đẩy bàn đạp ga về vị trí ban đầu.
Điều khiển ga để xe ôtô khởi hành.
Xe ôtô đang đỗ có sức ỳ rất lớn, để khởi hành được phải tăng ga để tăng sức kéo. Nếu tải trọng của xe ôtô hoặc sức cản của mặt đường càng lớn thì ga phải càng nhiều để
động cơ không bị tắc.
Điều khiển ga để thay đổi tốc độ chuyển động của xe ôtô
Điều khiển ga để tăng tốc độ chuyển động: Đạp ga từ từ để tốc độ của xe ôtô tăng dần.
Điều khiển ga để giảm tốc độ chuyển động: Nhả ga từ từ, để tốc độ của xe ôtô giảm dần . Điều khiển ga để duy trì tốc độ chuyển động: nhìn đồng hồ tốc độ, điều chỉnh bàn đạp ga để xe ôtô chạy với tốc độ đều. Nếu giữ nguyên bàn đạp ga, xe ôtô sẽ chạy lúc nhanh lúc chậm tùy theo sức cản chuyển động của mặt đường. 
Điều khiển ga để giảm số khi học lái xe
Khi chuyển từ số cao về số thấp, cần tăng ga (vù ga) để bảo đảm đồng tốc khi gài số, tránh hiện tượng kêu, kẹt hoặt sứt mẻ răng của bánh răng trong hộp số.  

Những kỹ thuật cơ bản cần chú ý khi lái xe ôtô (phần 4)

- Phần 4 sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng phanh trong quá trình vận hành là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo sự an toàn cho bản thân người điều khiển phương tiện, các hành khách trên xe cũng như những người cùng tham gia giao thông khác

1. Điều khiển bàn đạp phanh
Đạp bàn đạp phanh khi học lái xe ôtô
Muốn đạp phanh phải chuyển chân phải từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh. Khi đạp phanh gấp, dùng mũi bàn chân đạp mạnh vào bàn đạp phanh, gót chân không để dính xuống sàn xe . Dẫn động phanh ôtô thường có 2 loại chủ yếu: dầu và khí nén. Đối với dẫn động phanh khí nén: từ từ đạp bàn đạp phanh cho đến khi tốc độ xe ôtô giảm theo ý muốn. Đối với dẫn động phanh dầu: cần đạp phanh 2 lần, lần thứ nhất đạp 2/3 hành trình bàn đạp và nhả ra ngay, lần thứ 2 đạp hết hành trình bàn đạp.
Nhả bàn đạp phanh khi học lái xe ôtô 
Sau khi phanh, phải nhanh chóng nhấc chân khỏi bàn đạp phanh chuyển về bàn đạp ga. Điều khiển phanh tay, phanh tay sử dụng chủ yếu khi dừng, đỗ xe. Khi có nhu cầu sử dụng phanh tay, dùng lực tay phải kéo cần điều khiển phanh tay hết hành trình về phía sau. Khi không có nhu cầu sử dụng phải nhả phanh tay, dùng lực tay phải bóp khóa hãm đẩy tay phanh về phía trước hết hành trình. Nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải kéo phanh tay về phía sau 1 chút đồng thời bóp khóa hãm.

2. Điều khiển phanh tay
Phanh tay sử dụng chủ yếu khi dừng và đỗ xe. Khi có nhu cầu sử dụng phanh tay, dùng lực tay phải kéo cần điều khiển phanh tay hết hành trình về phía sau. Khi không có nhu cầu sử dụng phải nhả phanh tay, dùng lực tay phải bóp khóa hãm đẩy tay nhanh về phía trước hết hành trình. Nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải kéo phanh tay về phía sau một chút đồng thời bóp khóa hãm.

3.Kiểm tra trước khi khởi động động cơ
Để bảo đảm an toàn và tăng tuổi thọ của động cơ, trước khi khởi động (ngoài những nội dung đã kiểm tra ở phần trước khi đưa xe ôtô ra khỏi chỗ đỗ) người lái cần kiểm tra thêm các nội dung sau: kiểm tra mức dầu bôi trơn trong máng dầu (các te dầu) của động cơ bằng thước thăm dầu, nếu thiếu thì bổ sung đủ mức quy định. Kiểm tra mức nước làm mát, nếu thiếu đổ thêm cho đủ (sử dụng dịch làm mát, nước sạch). Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa. Kiểm tra độ chặt của đầu nối (đầu bọc) ở cực ắc quy.
Phương pháp khởi động động cơ.
Khởi động động cơ có 2 cách: bằng tay quay và bằng máy khởi động.
a. Khởi động bằng máy khởi động: trình tự khởi động động cơ được thực hiện như sau kéo chặt phanh tay để giữ ôtô đứng yên đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp. Đưa cần số về vị trí số 0 (số mo). Đạp phanh để kiểm tra sự làm việc của hệ thống phanh. Đạp phanh và giữ bàn đạp ga ở 1/3 hành trình đối với động cơ xăng và hết hành trình đối với động cơ diezel. Vặn chìa khóa điện đến vị trí khởi động (start), khi động cơ đã nổ (nghe bằng tai hoặc động cơ nổ thì đèn khởi động tắt) lập tức buông tay chìa khóa sẽ tự mở về vị trí cấp điện (on).
Chú ý: Mỗi lần khởi động không được quá 5 giây, sau 3 lần khởi động mà động cơ không nổ thì phải dừng lại để kiểm tra hệ thống nhiên liệu và hệ thống đánh lửa sau đó mới tiếp tục khởi động. Nếu vừa xoay chìa khóa khởi động vừa đạp ga nhiều lần thì động cơ càng khó nổ. Nếu động cơ khó nổ mà tiếp tục xoay chìa khóa thì dễ hỏng máy khởi động. Cách khởi động động cơ diezel: Xoay chìa khóa đến vị trí cấp điện "on": đèn dư nhiệt bật sáng. Đợi khi đèn dư nhiệt tắt, xoay chìa khóa sang nấc khởi động "start" 

b. Khởi động bằng tay quay 
Trên một số loại xe ôtô có bố trí bộ phận khởi động bằng tay quay. Khởi động động cơ bằng tay quay thường chỉ sử dụng khi ắc quy yếu, xe ôtô không khởi động được bằng khởi động điện. Để đảm bảo an toàn trước khi khởi động động cơ bằng tay quay phải kéo chặt phanh tay, chèn xe chắc chắn, đưa cần số về vị trí số "0", quay trục khuỷu quay từ 10-15 vòng để đưa nguồn cung cấp cho các phụ tải, đạp ga khoảng 1/3 hành trình. Khi quay, người lái xe đứng chếch một góc 45 độ so với đường tâm của tay quay, để tay quay ở phía dưới hai tay nắm chắc tay quay và dật mạnh từ dưới lên. Nếu động cơ chưa nổ cần thực hiện lại các động tác nêu trên. 
Chú ý: Khởi động động cơ bằng tay quay tốt nhất là có 2 người, 1 người ngồi bên buồng lái,một người quay.
Phương pháp tắt động cơ
Trước khi tắt động cơ cần giảm ga để động cơ chạy chậm từ 1-2 phút đối với động cơ xăng và đến 5 phút đối với động cơ diezel. Khi tắt động cơ xăng thì xoay chìa khóa điện ngược chiều kim đồng hồ trả về nấc cấp điện.


Những kỹ thuật cơ bản cần chú ý khi lái xe ôtô (Phần 5)

- Phần 5 sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn về phương pháp khởi hành xe, cách giảm tốc độ, và phương pháp dừng xe khi lái xe ôtô.

I/ Phương pháp khởi hành khi bắt đầu học lái xe ô tô
Phương pháp khởi hành trong quá trình học lái xe ô tô(đường bằng), một trong những vấn đề cơ bản trong kỹ thuật lái xe là khởi hành và dừng xe. Để khởi hành và dừng xe đúng kỹ thuật cần biết phối hợp nhịp nhàng giữa bàn đạp ga và bàn đạp ly hợp. Nếu sự phối hợp không tốt thì động cơ dễ bị tắt hoặc bị rung giật. Khi khởi hành (động cơ đang nổ) cần thực hiện các thao tác theo trình tự sau: 
-Kiểm tra an toàn xung quanh xe ôtô.
-Đạp ly hợp hết hành trình 
-Vào số "1": vào số chính xác.
-Nhả phanh tay: Khi đèn tắt là phanh tay đã nhả hết.
-Kiểm tra lại độ an toàn xung quanh xe, báo hiệu bằng còi, đèn trước khi xuất phát.
-Tăng ga ở mức đủ để xuất phát.
-Nhả từ từ đến 1/2 hành trình bàn đạp ly hợp (nhả nửa ly hợp) và giữ trong khoảng 3 giây, sau đó vừa tăng ga vừa nhả hết ly hợp để cho xe ôtô chạy.   

II/ Phương pháp giảm tốc độ
-Giảm tốc độ bằng phanh động cơ
Khi xe ôtô đang chuyển động trên đường, muốn giảm tốc độ cần nhả hết bàn đạp ga để động cơ làm việc ở chế độ không tải. Lúc này quán tính và ma sát trong hệ thống sẽ làm giảm tốc độ chuyển động của ôtô. Biện pháp này gọi là phanh động cơ. Khi xuống dốc cao nguy hiểm hoặc chạy trên đường trơn lầy, đê bảo đảm an toàn cần sử dụng phương pháp phanh động cơ, càng gài số thấp, hiệu quả phanh càng cao.
-Giảm tốc độ bằng phanh ôtô
Phanh để giảm tốc độ: Nhả bàn đạp ga để phanh động cơ rồi chuyển chân từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh và đạp phanh với mức độ phù hợp để tốc độ xe ôtô giảm theo yêu cầu. Trường hợp này không nên cắt ly hợp.
Phanh để dừng xe ôtô: Nếu phanh chướng ngại vật còn xa thì phanh nhẹ; nếu cách chướng ngại vật quá gần phải đạp phanh gấp. Để động cơ không bị tắt, khi phanh phải tắt ly hợp.
-Giảm tốc độ bằng phương pháp phanh phối hộp
Khi ôtô chuyển động xuống dốc dài hoặc trên đường trơn lầy, để bảo đảm an toàn cần phối hợp vừa phanh động cơ (về số thấp), vừa phanh chân, thậm chí trong 1 số trường hợp nguy hiểm phải sử dụng cả phanh tay.
III/ Phương pháp dừng xe khi học lái xe ô tô
Khi học lái xe ô tô, ô tô đang chạy trên đường, muốn dừng hẳn cần giảm tốc độ bằng cách đạp phanh và giảm số. Trình tự dừng xe thực hiện như sau:
Kiểm tra an toàn xung quanh
Ra tín hiệu dừng xe: bật xin đường phải
Kiểm tra lại an toàn, đặc biệt là phía sau
Nhả bàn đạp ga.
Đạp ly hợp ghìm bàn đạp phanh: Khi xe ôtô gần đến chỗ đỗ, cần đạp ly hợp cho động cơ khỏi tắt, sau đó đạp phanh để cố định xe vào chỗ đỗ.
Kéo chặt phanh tay
Cài số: Đỗ ở đường bằng và dốc lên thì cài số "1"; đỗ ở đường bằng và dốc xuống thì cài số lùi. Điều chỉnh vô lăng lái cho bánh xe trước hướng vào phía trong.
Tắt động cơ. Nhả ly hợp.
Nhả bàn đạp phanh. Rút chìa khóa, xuống xe và khóa cửa. 
Khi cần thiết thì chèn bánh xe. 


Những kỹ thuật cơ bản cần chú ý khi lái xe ôtô (Phần 6)

- Phần 6 là phần cuối cùng của loạt bài kiến thức 

về kỹ thuật cơ bản cần chú ý khi lái xe ôtô, phần 

cuối sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp tăng và 

giảm số, phương pháp lùi xe ôtô và phương pháp 

quay đầu xe.


I. Phương pháp tăng và giảm số

1.Thao tác tăng số trong quá trình học lái xe
Khi xe ôtô chuyển động đến đoạn đường tốt, ít có chướng ngại vật thì có thể tăng số để tăng dần tốc độ chuyển động cho phù hợp với sức cản của mặt đường. Phương pháp tăng số khi học lái xe được thực hiện như sau: Đạp bàn đạp ga, đạp mạnh để tăng tốc (lấy đà).
Đạp bàn đạp ly hợp, đồng thời nhả hết bàn đạp ga, nhấc hẳn chân khỏi bàn đạp ga.
Từ từ nhả bàn đạp ly hợp, đồng thời tăng ga. 
Chú ý:
- Từ số 1 sang số 2: nhả ly hợp chậm.
- Từ số 2 sang số 3: nhả ly hợp hơi nhanh.
- Từ số 3 sang số 4: nhả ly hợp nhanh.
- Từ số 4 sang số 5: nhả ly hợp nhanh.
- Cần tăng số theo thứ tự từ thấp đến cao.

2.Thao tác giảm số trong quá trình học lái xe
Khi xe ôtô chuyển động đến đoạn đường xấu, đèo dốc (có sức cản chuyển động lớn) thì phải giảm số để tăng lực kéo cho xe ôtô.Phương pháp giảm số được thực hiện như sau: Nhả bàn đạp ga, đạp bàn đạp ly hợp: đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp, nhả hết ga.
- Đưa cần số về số 0, tăng ga và về số, chuyển số dứt khoát.
- Từ từ nhả bàn đạp ly hợp và từ từ tăng ga. 
Chú ý:
- Cần giảm số theo thứ tự từ số cao đến số thấp.
- Thời điểm giảm số phù hợp là khi thấy động cơ hoạt động yếu đi (do tốc độ và số không phù hợp)

II. Phương pháp lùi xe ôtô

1. Kiểm tra an toàn khi lùi xe ôtô
Điều khiển xe ôtô chuyển động lùi khó hơn tiến vì: không quan sát được chính xác phía sau, khó điều khiển ly hợp, tư thế ngồi lái không thoải mái. Do vậy, việc chú ý đến an toàn khi lùi xe ôtô khi học lái xe ô tô là rất quan trọng. Phương pháp kiểm tra được thực hiện bằng các cách:
Xuống xe quan sát
Nhìn ra xung quanh
Mở cửa xe quan sát
Nhờ người khác chỉ dẫn.

2.Thao tác lùi xe ôtô
- Tư thế lái đúng khi lùi: Nắm tay vào phần trên của vô lăng lái, quan sát gương chiếu hậu; cho phép có thể ngoảnh hẳn mặt ra sau hoặc thò hẳn đầu ra ngoài để quan sát. Điều chỉnh tốc độ khi lùi: Vì phải đỉều khiển xe ôtô khi học lái xe ô tô trong tư thế không thoải mái, khó phán đoán để thao tác chính xác, do vậy cần cho xe ôtô lùi thật chậm. Muốn cho xe chạy chậm, có thể lập lại thao tác cắt, nhả ly hợp liên tục, hoặc thực hiện đạp nửa ly hợp, đồng thời giữ nhẹ chân ga.
- Đổi và chỉnh hướng khi lùi: khì thấy xe ôtô đi chệch hướng, phải từ từ chỉnh lại tay lái, trường hợp cần thiết phải dừng lại rồi tiến lên để chỉnh lại hướng lùi.

III. Phương pháp quay đầu xe
Trong khi học lái xe.Để đảm bảo an toàn khi quay đầu xe, người lái xe phải quan sát và thực hiện các thao tác theo trình tự sau: quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu, quan sát kỹ địa hình nơi chọn để quay đầu, lựa chọn quỹ đạo để quay đầu xe (tiến, lùi) cho thích hợp, thực hiện quay đầu xe với tốc độ nhỏ nhất, thường xuyên báo tín hiệu, tốt nhất có người báo hiệu ở phía sau. Nếu quay đầu xe ở nơi có địa hình nguy hiểm thì đưa đầu xe về phía nguy hiểm đưa đuôi xe về phía an toàn và thực hiện tiến, lùi liên tục cho đến khi quay được đầu xe.
Chú ý: Khi dừng xe lại để tiến và lùi nên sử dụng cả phanh chân và phanh tay, nếu cần thiết chèn cả bánh xe để đảm bảo an toàn.

Căn khoảng trống khi lái xe

Bám quá sát xe trước là một trong những nguyên nhân gây tai nạn bởi khi đó tài xế bị chắn tầm nhìn.
Tạo khoảng an toàn phía trước

Khoảng trống phía trước an toàn cần lớn hơn quãng đường mà xe di chuyển tính từ lúc tài xế nhận biết mối nguy hiểm có ý định dừng cho tới khi xe dừng hẳn. Cần khoảng ba phần tư giây để người điều khiển quan sát và đưa ra quyết định dừng. Thêm từng ấy thời gian nữa để bạn thực hiện thao tác đạp phanh. Kể từ thời điểm này, xe bắt đầu giảm tốc.
Cách giai đoạn
Quãng đường xe chạy kể từ khi tài xế nhận thấy mối nguy hiểm
 đến khi xe dừng hẳn.
Theo khuyến cáo từ ICBC, khoảng cách an toàn với xe phía trước tương đương với quãng đường mà xe đi được trong 2 giây trong điều kiện thời tiết và đường tốt. Nó sẽ tăng lên 3 giây nếu chạy trên đường cao tốc, 4 giây khi đi trong thời tiết xấu, mặt đường không bằng phẳng hoặc trơn trượt. Căn khoảng thời gian ít nhất 3 giây nếu bị hạn chế tầm nhìn phía trước.

Kỹ thuật đo khoảng trống 3 giây

Lựa chọn đối tượng mốc cố định ngang xe trước tại thời điểm muốn đo.

Nhẩm phép 3 tính cộng "1000+1; 1000 + 2; 1000 + 3".
Nếu đối tượng mốc ngang tầm xe khi đọc đến "3" 
có nghĩa rằng khoảng cách với xe phía trước là 3 giây.
Căn khoảng trống phía sau
Sẽ không thể kiểm soát khoảng trống phía sau theo cách như trên. Giải pháp khi phải dừng là giảm tốc từ từ, kéo dài thời gian để xe sau phản ứng. Một lựa chọn khác là chuyển làn, hoặc táp vào để để xe sau vượt.
Khoảng trống an toàn hai bên
Trong di chuyển thông thường sẽ cần ít nhất 1 mét khoảng trống mỗi bên. Nới rộng khoảng cách lên nhiều nhất có thể khi chạy tốc độ cao, tầm quan sát bị hạn chế hoặc phải vượt người đi bộ, đi xe đạp.
Vị trí xe trong làn
Với ôtô trên đường 2 chiều, hãy di chuyển vào gần vạch tim đường, điều này sẽ hạn chế việc xe khác "xâm nhập" vào làn đường mà xe bạn đang đi.
Khi ở làn rìa, cần lưu ý tránh xa các mối nguy hiểm từ bên lề ví như cánh cửa xe khác có thể mở ra. Trong hầu hết các trường hợp hãy lái xe chính tâm làn.
Tránh lái xe vào khu vực không gian mù của xe khác. Nếu cần vượt phải thực hiện nhanh chóng. Trên tuyến đường nhiều làn, làn bên phải thường an toàn hơn bên trái. Luôn giữ đúng làn khi tới cần các điểm dừng đèn đỏ.

Chọn khoảng trống an toàn
Không gian cần thiết để xe vượt qua ngã tư an toàn hoặc nhập vào dòng xe được gọi là khoảng trống. Thực tế để có khoảng trống đủ lớn đảm bảo an toàn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Khi lựa chọn khoảng trống cần đánh giá các yếu tố: tốc độ lưu thông của dòng xe, thời gian thao tác của người điều khiển, thời gian tăng tốc để xe đạt tốc độ di chuyển của dòng xe.

Nếu dừng trước đèn đỏ, trong điều kiện lý tưởng hầu hết các phương tiện cần 2 giây để đi thẳng, 5 giây để rẽ phải rồi đạt tốc độ 50 km/h, 7 giây để rẽ trái và đạt tốc độ 50 km/h. 

1. Lái xe trên bãi phẳng: 
Bãi phẳng cho phép người lái xe ô tô luyện tập tăng, giảm tốc độ xe, chuyển hướng đi của xe, gồm: Đi thẳng, vòng trái, vòng phải, giúp cho người lái xe làm quen với cách căn đường, cách xác định mặt đường trước khi lái xe trên đường công cộng. 


1.1. Lái xe đi thẳng
Muốn lái xe đi thẳng, trước hết phải xác định được một đường thẳng làm tâm đường tưởng tượng, lái xe sao cho tâm vành tay lái, một điểm giữa thân người ngồi lái (hàng cúc áo giữa ngực người lái) và một điểm trên đường tưởng tượng chiếu ra phía trước hợp thành một đường thẳng luôn trùng hoặc song song với đường tâm của đường đã xác định. 


1.2. Cách lái xe chuyển hướng. 
a) Lái xe chuyển hướng sang bên phải. 
Trước khi cho xe vòng bên phải, phải quan sát chướng ngại vật phía trước nhìn gương phía sau, dùng tín hiệu xin đường, nếu thấy an toàn mới cho xe thay đổi hướng. 
Khi lái xe chuyển hướng sang phải, tay phải kéo, tay trái đẩy vành tay lái quay theo kim đồng hồ đến khi xe chuyển động đúng phần đường đã định thì từ từ trả lái và giữ ổn định cho xe chuyển động theo hướng đi. 
b) Lái xe chuyển hướng sang trái. 
Quan sát phía trước, phía sau tay trái kéo, tay phải đẩy vành tay lái quay ngược chiều kim đồng hồ, khi xe đã đi vào đúng phần đường thì từ từ trả lại tay lái và giữ ổn định cho xe chuyển động theo hướng đi. 
Khi lái xe thay đổi hướng không nên đổi số. 
Chúc các bạn lái xe an toàn!

2. Lái xe trên đường bằng. 
2.1. Khái niệm phương pháp căn đường 
Để đảm bảo an toàn trong quá trình xe hoạt động trên đường, ngoài các yếu tố như tình trạng kỹ thuật xe, chất lượng đường sá, thời tiết, đòi hỏi người lái xe phải có phương pháp lái xe đi chính xác trên các loại đường. Để đáp ứng được yêu cầu trên, đòi hỏi người lái xe phải biết phương pháp căn đường để xác định được vị trí và đường đi của xe. Căn đường là phương pháp xác định vị trí và đường đi của xe trên đường. 
2.2. Cơ sở để căn đường. 
a) Xác định mặt đường: Làm cơ sở để xác định tim đường. 
- Đường đã trải nhựa hoặc bê tông: Mặt đường được xác định là toàn bộ phần được trải nhựa hoặc bê tông tính theo chiều rộng của đường. 
- Đường cấp phối: Mặt đường được xác định là toàn bộ cấp phối tính theo chiều rộng của đường. 
b) Xác định tim đường: Làm cơ sở để căn đường. 
- Mặt đường đã có sẵn vạch kẻ: Trục tim đường được xác định là vạch kẻ đường là những vạch dọc đứt quãng ở giữa mặt đường. 
- Mặt đường chưa có vạch kẻ: Trục tim đường là đường tưởng tượng do người lái xe tưởng tượng chia đôi mặt đường làm hai phần bằng nhau. 
2.3. Phương pháp căn đường. 
a) Phương pháp chung: 
Cách căn đường chủ yêú là căn cứ vào khoảng cách từ vị trí của người ngồi lái tới một điểm chuẩn trên mặt đường, điểm chuẩn ấy là điểm thuộc đường thẳng đi qua tim đường. Trong quá trình xe chuyển động, điểm ấy luôn di chuyển phụ thuộc vào tốc độ và hướng chuyển động của xe. 
b) Cách xác định vị trí của xe đi trên đường. 
- Xe đi ở phần đường bên phải: Điểm căn là vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường, lệch sang bên phải tim đường là xe đang đi sang phần đường bên phải, nếu vị trí người lái càng cách xa trục tim đường về bên phải thì xe càng đi sang phần đường bên phải nhiều hơn. 
- Xe đi giữa đường: Điểm căn là vị trí của người lái lệch sang bên trái tim đường và cách bên trái tim đường 35- 45 cm. Nếu người lái thấy vị trí ngồi ngay sát với tim đường là xe đang đi ở đúng giữa đường. 
- Xe đi sang phần đường bên trái: Điểm căn là vị trí của người lái lệch hẳn sang bên trái tim đường và cách tim đường > 45 cm. Nếu người lái càng cách xa trục đường về phía bên trái thì xe càng đi sang phần đường bên trái nhiều hơn. 
c) Cách xác định hướng chuyển động của xe trên đường. 
- Xe đi song song với hướng đường: Quỹ đạo vị trí của người lái chiếu xuống đường tạo thành một đường thẳng song song với hướng đường. Khi đó người lái chỉ việc giữ tay lái ổn định trong độ rơ cho phép, xe sẽ đi song song với hướng đường 
- Xe đi lệch ra khỏi hướng đường: Quỹ đạo vị trí của người lái chiếu xuống đường hợp thành với trục tim đường một góc. Khi đó xe có chiều hướng đi ra lề đường. Người lái xe phải điều chỉnh lại hướng chuyển động của xe bằng cách chỉnh tay lái cho chuyển động của xe song song với hướng đường, điều chỉnh xong phải trả lại tay lái để xe chuyển động ổn định theo hướng vừa điều chỉnh. 
2.4. Phương pháp lái xe tránh nhau. 
a) Tránh nhau trên đường. 
Khi hai xe còn cách nhau tối thiểu từ 100-200 m, cả hai xe đều phải giảm tốc độ. Khi hai xe tránh nhau, người lái xe phải chia đường làm hai phần và điều khiển xe đi đúng phần đường của mình. Trên phần đường tưởng tượng của xe mình, chia làm 3 phần bằng nhau, điểm căn từ tâm người lái chiếu với tâm vành tay lái xuống đường trùng với đường phân chia 1/3 thứ nhất tính từ tim đường ra. 
b) Tránh nhau trên mặt đường hẹp. 
Hai xe tránh nhau trên mặt đường hẹp trước hết hai xe đều phải giảm tốc độ, bên nào thấy phía xe mình rộng nên chủ động dừng xe trước, không nên cố đi vào đường hẹp gây cản trở giao thông. Xe đi về phía sườn núi nên đỗ trước giải phóng mặt đường, nếu không có phụ xe, sau khi tắt máy phải xuống chèn lại và làm hiệu cho xe kia căn đường đi qua. 
Khi sắp tránh nhau và đang tránh nhau không nên đổi số, hai tay cầm vững tay lái và điều khiển cho xe đi chính xác. 
Khi đỗ xe nhường đường phải đỗ ngay ngắn, không nên đỗ chếch đầu hoặc quay thùng xe ra ngoài. 
c) Tránh ổ gà và các chướng ngại vật trên đường. 
Căn cứ vào vết bánh xe trước bên trái và vị trí người lái, căn cứ vào vị trí của người lái phía trong của lốp trước bên trái, nếu lấy tâm người lái chiếu thẳng tâm của cánh tay trái xuống mặt đường là cách vết xe trước bên trái 10-15 cm 
Chúc các bạn lái xe an toàn!

 

Kinh nghiệm học và thi lái xe

Bạn có thể học từng câu trong phần Ôn tập trong chương trình tải về hay dĩa học do trường phát. Khi gõ số đáp án trả lời, nhấn phím Enter thì bạn sẽ biết kết quả luôn . Tốt nhất  làm tuần tự cho đến hết và ghi lại câu sai , sau đó bạn chỉ học lại các câu sai một lượt là mau thuộc .Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau:
1- Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất.
2- Tiếp đó đến các xe ưu tiên. Trong các xe ưu tiên thì thứ tự như sau: xe cứu hoả (phòng cháy chữa cháy) →  xe quân sự →   xe công an →   xe cứu thương.
3- Tiếp đó nếu cùng là xe ưu tiên hoặc cùng là xe không ưu tiên thì xét đến đường ưu tiên, tức là xe nào nằm trên đường ưu tiên thì có quyền đi trước ( Xem biển báo hoặc tín hiệu đèn )
4- Xe nào không vướng xe khác ở bên phải có quyền đi trước, nhưng trong vòng xuyến thì phải nhường đường cho xe đến từ bên trái.
5- Thứ tự ưu tiên tiếp theo: xe rẽ phải   xe đi thẳng  xe rẽ trái.
Khi lái xe trong sa hình bạn cần phải là đi chậm, thật chậm. Đi chậm sẽ giúp ta đánh lái được chính xác, không vội vàng (khi qua chữ Z, chữ S, lùi vào ga ra), có thời gian căn chỉnh bánh xe khi đi vào hàng đinh, dừng đúng chỗ và nhẹ nhàng tại điểm dừng xe nhường đường cho người đi bộ, trên dốc và trước đường sắt.
Các xe thi thường để ga-răng-ti cao nên vào số 1, không đặt vào chân ga thì xe đi cũng đã khá nhanh. Vì vậy muốn xe đi chậm thì phải đỡ được côn, tức là chân trái ấn côn vào sâu gần hết (không ấn hết côn) và giữ nguyên ở mức đó cho đến khi xe đi chậm như mình mong muốn.  Đỡ được côn và rà phanh sẽ giúp bạn điều khiển chiếc xe được theo ý mình.







Câu 21(đáp án 1,3)
















































































































































































































































                           Video sơ đồ sa hình



Hướng dẫn các 11 bài thi sa hình học bằng lái xe ô tô hạng B2:

Có 11 bài thi chính – đã cập nhật bài ghép ngang (đỗ xe song song)
Tổng thời gian thực hiện 11 bài thi  sa hình b2 là 18 phút, thời gian cụ thể cho mỗi bài như sau:
1. Xuất phát
2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
3. Dừng xe, khởi hành trên dốc lên (thường gọi là đề pa lên dốc)
4. Đi xe qua hàng đinh, qua đường vuông góc ( chữ Z)
5. Đi xe qua ngã 4 có tín hiệu điều khiển giao thông.
6. Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S)
7. Ghép xe dọc (lùi nhà xe)
8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt
9. Tăng tốc tăng số.
10. Ghép xe ngang - đỗ xe song song
11. Kết thúc.
Ngoài ra còn có những bài tập phụ là dừng xe nguy hiểm và cho xe qua ngã 4 có đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
Khi tập lái xe trong sa hình, bạn cần phải đi chậm, nhất là khi qua chữ Z, chữ S, lùi xe vào gara, căn chỉnh bánh xe khi đi vào hàng đinh), dừng đúng chỗ và nhẹ nhàng tại điểm dừng xe nhường đường cho người đi bộ, trên dốc và trước đường sắt.
 Thực hiện 11 bài tập lái xe trong sa hình là thể hiện một hành trình công tác rút gọn, nó giống như bạn thực hiện 1 chuyến đi từ nhà đến Tp.Đà Lạt rồi quay về. Bạn sẽ trải qua những chặng đường khác nhau; xuất phát, lái xe đường bằng, suốt hành trình bạn phải lái xe qua đường giao nhau, đường dốc và phải xử lí những tình huống nguy hiểm, bạn sẽ vui vẻ mỉm cười sau khi kết thúc chuyến hành trình.

Bài 1 - Xuất phát:
Trước lúc lên xe tập lái bạn cần:
  • Kiểm tra, nếu cần thì chỉnh lại ghế ngồi cho phù hợp với mình để thực hiện các thao tác lái, côn, phanh, ga … được dễ dàng.
  • Kiểm tra 2 gương sao cho thấy được điểm bánh xe sau tiếp xúc với mặt đường. Cài dây an toàn, để máy nổ và chờ lệnh xuất phát.
  • Khi có lệnh xuất phát bạn thực hiện như sau:
  • Bật đèn xi nhan trái.
  • Vào số 1, nhả côn từ từ để xe đi.
  • Khi qua vạch xuất phát khoảng 5 m thì tắt xinhan.
  • Khi xe đã đi bạn có thể nhả hết côn cho xe tự chạy, không cần đạp ga. Và đi đến bài số 2.
Các lỗi bị trừ điểm :
1. Không thắt dây an toàn, bị trừ 5 điểm.
2. Không bật đèn xi nhan trái khi xuất phát trừ 5 điểm.
3. Không tắt đèn xi nhan trái ở khoảng cách 5m sau vạch xuất phát (đèn xanh trên xe tắt), trừ 5 điểm
4. Không bật và tắt đèn xi nhan trái kịp thời, bị trừ 5 điểm.
5. Quá 20 giây kể từ khi có lệnh xuất phát (đèn xanh trên xe đã bật sáng) mà vẫn không đi qua vạch xuất phát, bị trừ 5 điểm.
6. Để xe chết máy, bị trừ 5 điểm/1 lần.
7. Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, trừ 5 điểm.
8. Lái xe vượt tốc độ quy định, trừ 5 điểm.
Bị loại khỏi trường thi khi:
1. Quá 10 giây kể từ khi có lệnh xuất phát (đèn xanh trên xe bật sáng) mà xe vẫn chưa vượt vạch xuất phát.
2. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn: bị truất quyền thi.


Bài 2. Dừng xe nhường đường cho người đi bộ.
  • Yêu cầu là bạn phải dừng xe đúng chỗ trước vạch trắng và đường đành cho người đi bộ ( sọc ngựa vằn). Cản xe phía trước cách vạch dừng không quá 0.5m.
  • Đỗ già quá ( chạm vạch trắng ) hoặc non quá (xa vạch trắng) đều bị trừ 5 điểm.
  • Các sân tập đã có sẵn vạch trên cọc biển báo hiệu. Khi vai người lái hoặc chốt cửa đến ngang cọc đó thì phải dừng lại.
  • Khi xe vừa tới vị trí thì đạp côn và phanh xe dừng lại ( nếu không cắt côn trước có thể xe sẽ chết máy).
  • Dừng xe xong, bạn nhả côn cho xe đi tiếp. Dừng lâu quá 30s sẽ bị trừ điểm.
Các lỗi bị trừ điểm:
1. Không dừng xe ở vạch quy định, bị trừ 5 điểm.
2. Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định bị trừ 5 điểm.
3. Dừng xe quá vạch dừng quy định, bị trừ 5 điểm.
4. Lái xe trên vỉa hè bị truất quyền thi.
5. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị truất quyền thi.
6. Lái xe bị chết máy, lỗi một lần bị trừ 5 điểm
7. Để tốc độc động cơ qua 4.000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 5 điểm. Lái xe quá tốc độ quy định, cứ 3 giây bị trừ 1 điểm.
Các lỗi bị loại:
1. Quá 30 giây mà xe vẫn chưa vượt vạch xuất phát.
2. Gây tai nạn.


Bài 3. Dừng xe khởi hành trên dốc lên.
  • Yêu cầu của bài này là xe không vượt quá vạch quy định, không bị tuột dốc quá 50cm, phải vượt khỏi dốc trong khoảng thời gian 30s ( nếu không sẽ bị loại).
  • Không được tăng ga quá lớn ( số vòng quay động cơ trên 4000 vòng/ phút).
  • Sau khi qua bài 2, bạn nhả hết côn, phanh cho xe tự bò lên dốc. Về bản chất, bài này giống bài 2 ở chỗ dừng xe rồi lại đi tiếp: nhưng vì xe đang ở trên dốc nên chịu lực kéo trôi ngược về chân dốc, nếu bỏ phanh chân thì xe sẽ trôi. Do vậy cách xử lý ở bài 3 khác bài 2.
Có 2 cách:
- Cách 1: Là cách dạy chính thống trong trường.
Sau khi xe đã dừng trên dốc, bạn kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân, giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, bạn có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên. Đồng thời chân trái thả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên báo hiệu các lá côn đã cắt vào nhau thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không bị trôi, tụt thì bỏ phanh tay, xe sẽ tự bò lên.
- Cách 2: Là cách các lái già thường làm trong thực tế, không dùng đến phanh tay.
  • Sau khi căn cho vai hoặc núm cửa gần tới ngang cọc biển báo vạch dừng xe thì bạn đạp côn, thắng dừng xe.
  • Sau đó bạn nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung thì nhả phanh chân, nghe ngóng, nếu thấy xe trôi thì đạp phanh chân vào, làm lại. Nếu thấy xe không trôi thì thả cho hết phanh chân, xe sẽ tự bò lên. Nếu nhả hết phanh chân mà xe vẫn đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút đồng thời hơi nhả côn ra thêm – ( chú ý nếu nhả côn nhanh quá xe sẽ tắt máy - bị trừ điểm), khi này bạn phải nhanh chóng đề máy lại và tiếp tục bài.

Bài 4 – Đi xe qua hàng đinh vuông góc - chữ Z.
  • Yêu cầu của bài này là 2 bánh xe bên phải phải đi lọt qua một vạch đường có bề rộng khoảng 30-35cm ( dấu B). Mỗi lần bánh xe chạm vạch sẽ bị trừ 5 điểm, bánh xe đè vạch cứ 5s bị trừ 5 điểm ( quá 2 phút chưa qua bài bị trừ 5 điểm)
  • Khi rẽ vào đường hàng đinh bạn nên đánh lái muộn một chút để xe áp sát lề đường bên phải. Đi thật chậm và nhìn gương phải để quan sát bánh xe phía sau. Các sân thi cũng như sân tập thường kẻ sẵn vạch dẫn đường. Vạch này bằng mép ngoài hàng đinh, vì vậy nếu bánh xe cách vạch đó khoảng 10-15cm thì xe sẽ đi qua hàng đinh mà không chạm mép 2 bên.
  • Ngoài việc nhìn gương phải, bạn phải căn và bám vào một điểm mốc ở phía trước, thường là một vạch dánh dấu trên lể đường trước mặt vì có khi lúc đầu xe đi đúng khoảng cách với vạch căn bên phải nhưng sau đó do giữ lái không tốt nên xe bị chệch hướng.
  • Chú ý – nếu bánh xe bên phải đi ngoài hàng đinh thì sẽ bị loại.
  • Sau khi đi qua hàng đinh, bạn thấy gương chiếu hậu ngang với góc bên trái thì đánh hết lái sang trái, đồng thời quan sát gương chiếu hậu và trả lái phù hợp để thành xe song song với vạch giới hạn và cách 30-40cm khi song song thì trả thẳng lái tiến đến góc vuông thứ 2.
  • Quan sát khi thấy gương chiếu hậu bên phải ngang với góc thứ 2, dánh hết lái sang phải và trả thẳng lái tiến ra khỏi hình.
  • Để có thể đánh hết lái và trả thẳng lái cho nhanh, trong quá trình học bạn nên tập thuần thục động tác….. quay tay! (xoay vô lăng).
  • Đặc biệt chú ý trong bài này phải vê côn để xe đi thật chậm mới đánh lái kịp.

Bài 5- Qua ngã 4 có tín hiệu điều khiển giao thông.
Yêu cầu phải chấp hành nghiêm tín hiệu giao thông, dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 0,5m, đi ngang ngã 4 trong thời gian 20s, nếu:
- Đi qua ngã 4 khi đèn đỏ bị trừ 10 điểm.
- Dừng xe cách vạch hoặc quá vạch trên 0,5m bị trừ 5 điểm, chết máy mỗi lần trừ 5 điểm.
- Không bật xinhan trái qua ngã 4, xinhan phải khi qua ngã 4 rẽ phải bị trừ 5 điểm.
- Không thực hiện đúng quy trình bài thi bị trừ 5 điểm.
- Tốc độ vòng quay quá 4000 vòng/ phút thì cứ 3s bị trừ 1 điểm.


Bài 6 – Đi xe qua đường vòng quanh co (chữ S).
  • Yêu cầu giống bài 5 ( mỗi lần bánh xe chạm vạch trừ 5 điểm).
  • Khác với bài 5, do chữ S là đường cong liên tục nên bạn phải điều chỉnh tay lái theo đường cong. Nguyên tắc lái xe ở đường cong “tiến bám lưng, lùi bám bụng” có nghĩa là: khi xe vào đường cua (ôm cua) nên căn theo phái đường cong dài hơn. Như vậy khi vào đường chữ S bạn cho xe bám sát lề bên phải, đánh lái sang trái cho xe đi nửa vòng cua đầu tiên sau đó lại bám sang lề đường bên trái, trả lái và đánh lái sang phải cho xe qua nốt nửa vòng cua còn lại.

Bài 7 – Ghép xe vào nơi đỗ. (Lùi vào nhà xe dọc)
Yêu cầu của bài này là trong vòng 2 phút bạn phải cho xe lùi được vào nơi đỗ ( Nhà xe), không chạm vạch và tiến ra khỏi nhả xe.
Các lỗi: 
- Mỗi lần bánh xe chạm vạch trừ 5 điểm ( Mỗi 2 giây)
- Quá thời gian 2 phút trừ 5 điểm ( Mỗi 2 phút trừ 5 điểm)
- Bánh xe không chạm được vạch kiểm tra cuối nhà xe bị loại ( Máy thông báo)
- Không hạng xe bị loại ( Nhầm nhà xe hạng xe khác)
Khi bắt đầu rẽ vào khu vực nhà xe, bám sát lề đường bên trái cách khoảng (30cm – 50cm). Đi chậm( Số 1) khi ( vai người lái) đi ngang qua cửa nhà xe thì đánh hết lái về bên phải, tiếp tục cho xe tiến lên khi thấy thân xe có góc khoảng 40-45 độ so với đường ngang cửa nhà xe thì trả thẳng lái và dừng lại trước vạch giới hạn.
Sau đó nhìn kiếng chiếu hậu bên trái quan sát phía sau( bánh xe, thân xe và góc nhà xe) – xem thế xe rồi vào số lùi, tùy theo thế xe “lơi” háy “dốc” mà ta đánh tay lái sang trái nhiều hay ít, điều chỉnh sau cho bánh xe sau khi lùi vào cách góc nhà xe khoảng 10-15 cm – khi bánh xe sắp đến góc nhà xe thì đánh nhiều lái sang trái cho xe lùi vào bên trong nhà xe – quan sát thấy thành xe, bánh xe song song với nhà xe và cách vạch giới hạn 20cm – 30cm thì trả thẳng lái và lùi vào cho đến khi bánh xe sau đè lên vạch thì dừng lại.
Cài số 1 và tiến ra khỏi nhà xe. Lưu ý khi tiến ra, người phải ra khỏi cửa nhà xe hoặc hơn một chút nữa bạn hãy đánh lái rẽ sang phải để tránh trường hợp bánh sau chưa ra khỏi cửa nhà xe mà đã rẽ sẽ bị chèn vạch, trừ điểm.
Nếu lỡ lùi chưa chính xác, đuôi xe cách xa cửa nhà xe, có thể chèn lên vạch hoặc vỉa ba-toa, bạn cứ bình tĩnh về lại số 1, tiến về phía trước, đánh lái sao cho xe ở vào vị trí thẳng trước cửa nhà xe, sau đó vào số lùi để làm lại việc lùi vào nhà xe. (Gọi là lùi xe 2 đỏ)

Bài 8. Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt.

 Yêu cầu và thực hành của bài này giống bài 2.

Bài 9. Tăng tốc, tăng số.
  • Yêu cầu của bài này là phải lên được số 2 và đạt tốc dộ trên 24kmh trước biển báo 20 màu xanh (biển báo tốc dộ tối thiểu phải đạt 20 km/h), sau đó lại phải về số 1 và giảm tốc dộ xuống dưới 20km/h.
  • Sau khi qua nơi giao nhau với đường sắt, bạn rẽ sang đường chuẩn bị tăng tốc. Chỉnh lái cho xe thẳng, giữ chắc tay lái, nhả hết côn, phanh. Qua biển “Tăng số, tăng tốc” (Bảng vuông) Nhấn ga để xe tăng tốc, rồi khẩn trương sang số 2, tiếp tục nhấn ga tiếp (nửa ga là đủ đạt tốc độ). Qua biển 20 màu xanh, nhả ga, rà phanh, cho xe đi chậm lại, thậm chí dừng hẳn, về số 1 từ từ để xe đi qua biển 20 màu trắng.
  • Chú ý là bạn không được cắt côn để xe trôi từ từ qua biển 20 màu trắng, vì yêu cầu ở đây là bạn phải đi qua biển này khi xe có gài số. Vì thế nếu bạn cắt côn làm bánh răng số không quay thì sẽ bị trừ 5 điểm.

Bài 10. Ghép xe ngang - Đỗ xe song song.
- Ghép xe ngang vào nơi đỗ - đỗ xe song song là lùi xe vào nơi cần đỗ khi 2 đầu và 1 mặt bên đều bị khóa bởi vật cản hoặc những xe khác có chiều dài là 6,45m và rộng 2,2m. Có thể đối với người lái xe quen và thường xuyên thực hiện bài này thì cực kỳ dễ nhưng hiện bài này đang làm học viên chuẩn bị thi sát hạch lái xe bối rối và cảm giác lo lắng.
Bước 1. Cặp xe song song với bãi đỗ, cách xe đang đỗ 50-80cm, tiến xe tới khoảng 2/3 bãi đỗ ( hoặc căn mũi xe ngang vạch trên)
Bước 2. Đánh hết lái sang trái, tiến lên từ từ sao cho gương chiếu hậu bên trái + thành xe thẳng hàng 1 góc 45 độ so với bãi đỗ.
Bước 3. Trả thẳng lái - lùi xe từ từ vào bãi cho tới khi gương chiếu hậu bên tay phải ngang với vạch giới hạn ngoài, đánh hết lái sang trái, tiếp tục lùi xe cho tới khi thành xe song song với vạch 
trả thẳng lái, chỉnh xe ngay ngắn lùi xe vô chuồng.
Bước 4. Khi bánh sau bên phải cán lên vạch ngang. Hoàn thành bài thi.
Đánh hết lái sang trái, tiến lên ra khỏi chuồng tới các bài thi tiếp theo.
- Yêu cầu phải đạt được trong bài này:
+ Không được đè vạch cảm ứng giới hạn trong bài thi.
+ Không vượt quá 2 phút trong bài thi này
+ Giữ vòng tua máy không quá 4000 vòng/ phút
+ Không bị tắt máy trong quá trình thực hiện bài tập và tốc độ không quá 24km

Bài 11. Kết thúc.
Yêu cầu của bài này là đi thẳng qua vạch kết thúc, trước đó phải bật đèn xi-nhan phải (với ý nghĩa là xe tấp vào lề đường bên phải, chuẩn bị dừng hoặc đỗ xe).
Sau khi vòng qua ngã tư lần cuối cùng, bạn chỉnh xe cho thẳng và để xe đi từ từ về vạch xuất phát. Bật xi-nhan bên phải. Chú ý sau khi đã bật xi-nhan thì giữ thẳng tay lái, không đánh lái sang trái sẽ làm tắt đèn xi-nhan, mất điểm. Để cho chắc ăn, bạn có thể dừng ngón giữa táy trái giữ cần xi-nhan để không cho cầ này bật xuống, hoặc hơi đánh lái sang phải một chút.
-Trong sân sát hạch, ngoài khu vực các bài sát hạch, thí sinh sẽ gặp tình huống nguy hiểm; tình huống này sẽ gặp ngẫu nhiên, bất ngờ. Kể từ khi có tín hiệu tình huống nguy hiểm(tiếng loa báo tín hiệu nguy hiểm và đèn đỏ bật sáng) nếu không phanh dừng xe trong thời gian 3 giây bị trừ 10 điểm; khi hết báo hiệu tình huống nguy hiểm, nếu không ấn nút tắt tình huống nguy hiểm trên xe trong thời hạn 5 giây bị trừ 10 điểm; nếu không thực hiện được các thao tác trên bị trừ 10 điểm.
- Khi điểm sát hạch dưới 80 điểm bị truất quyền sát hạch
- Quá 15 phút mà chưa xong kết thúc(Chưa hoàn thành các bài thi) thì cứ quá 3 giây bị trừ 10 điểm.
TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM:
Trong sân sát hạch, ngoài khu vực các bài sát hạch, thí sinh sẽ gặp tình huống nguy hiểm, tình huống này xuất hiện ngẫu nhiên, bất ngờ. Kể từ khi có tín hiệu tình huống nguy hiểm ( tiếng loa báo hiệu nguy hiểm và đèn đỏ bật sáng, nếu không phanh dừng xe trong thời gian 3 giây thì bị trừ 10 điểm, khi hết báo hiệu tình huống nguy hiểm, nếu không ấn nút tắt tình huống nguy hiểm trên xe trong thời gian 5 giây bị trừ 10 điểm, nếu không thực hiện thao tác trên bị trừ 10 điểm.
Mục đích của bài này giúp học viên rèn luyện phản xạ nhanh chóng để đối phó với các tình huống nguy hiểm bất ngờ khi đi trên thực tế.
Cách xử lí tối ưu là bình tĩnh và thực hiện các thao tác một cách nhuần nhuyễn.
Một số điểm cần lưu ý :
Thuộc hình và thuộc cách chạy trong từng hình.
1. Kỹ thuật tốt (phối hợp nhịp nhàng chân côn và ga).
2. Tâm lý ổn định không được run.
3. Luôn luôn chạy ở số 1 và chạy chậm 10km/h, bác nào mà cài số 2 chạy 1 hồi quên mất là sẽ gặp rất nhiều sự cố.
4. Khi chạy tập trung vào từng hình ví dụ đến bài “dừng khởi hành xe ngang dốc” thì quên các hình kia đi tập trung và mỗi hình này thội
5. Không bao giờ được đi gần thằng đi trước mình (hạn chế tầm nhìn, không căn được đường, khi vào hình sẽ bị tính thời gian, nếu đi sát quá thì thằng trước mà đè vạch thì mình cũng bị dính theo)
6. Khi ở vạch xuất phát có quá nhiều xe chờ đi thì rất dễ xảy ra trường hợp loạn chip, xe của mình đang ở chỗ vòng cua để vào vạch xuất phát thì đã báo là bài thi bắt đầu rùi, lúc lên được vạch xuất phát thì đã bị chậm —->trượt luôn)
7. Đoạn tình huống dừng xe khẩn cấp, phải chủ động đi chậm, để sẵn chân sang phanh, đi bằng côn thui, có còi báo động thì dừng lại ấn phím nhan đi thẳng, khi nghe tiếng Boong thì mới tắt xi nhan và bắt đầu đi.

Một số hình dễ rớt :

1.”Dừng khởi hành xe ngang dốc” – với hình này tâm lý bác nào cứng ăn trọn số điểm, sợ thì mất 5 điểm, khi chạy hình này áp dụng kỹ thuật vê côn (buông côn 3/4 , đi ga to hơn) làm cho xe bò chậm lên dốc có như vậy mới canh vạch bánh sau được, bác nào nhấn ga chạy cái ào lên là tiêu.
2. “Ghép xe vào nơi đỗ” – hình này các bác nào de chưa quen khi nhìn gương hậu thấy có khả năng cán vạch thì cứ bình tĩnh cài số 1 tiến lên xào 1 nhát vào tốt. khi vào hình này các bác chú ý là các xe số móc (lanos…) để cài số de cho đúng. nếu bác nào đi thi de mà lỡ cán vạch thì lập tức nhanh chóng cài số 1 chạy ra sau đó mới de lại tuyệt đối không được đánh lái làm thế nó sẽ trừ tiếp điểm.
3. “Qua vệt bánh xe” – hình này tiêu chí thà cán vạch chứ không chạy lọt ra ngoài mà thật sự hình này khó mà lọt ra ngoài thế mà vẫn có bác chạy lọt.

Chúc các học viên lái xe an toàn ! 

Video hướng dẫn 11 bài thi sa hình







Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bí kíp đầu tư chứng khoán

CÁC CHỈ SỐ CƠ BẢN(FA)  VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT(TA) Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ EPS & P/E EPS và P/E có ý nghĩa thế nào trong đầu tư? Tôi muốn biết P/E và EPS là chữ viết tắt của thuật ngữ gì, và các thuật ngữ này có ý nghĩa như thế nào trong đầu tư chứng khoán. Trả lời: EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức: EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông. Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức c

Nhà đẹp

  Các mẫu nhà ở thiết kế với diện tích xây dựng nhỏ tối thiểu trên thửa đất, chú trọng việc nâng cao chất lượng vật liệu, tiện nghi thiết bị sinh hoạt lên tối đa,  bố trí công năng khoa học, hợp lý,  đảm bảo tính thẩm mỹ,  mang đến một không gian sống tiện nghi và thoải mái nhất  cũng như thỏa mãn mọi nhu cầu  của gia chủ.  Hãy tham khảo các mẫu dưới đây để có thêm ý tưởng thiết kế cho riêng bạn nhé! -------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------- - Độ bền của gác xép được quyết định bởi sự vững chắc của hệ khung dầm, nơi chịu lực nhiều nhất đó chính là tường nhà chứ không phải hệ thống cột. Do đó khi thi công cần phải đảm bảo chất lượng của tường nhà và nên d ùng các tấm xi măng nhẹ cemboard để giảm áp lực l

TIẾNG ANH PHÒNG GYM